Việt Nam có nguồn năng lượng gió rất dồi dào, thế nhưng sau 15 năm phát triển, việc khai thác nguồn năng lượng này vì nhiều lý do vẫn còn ở mức hạn chế. Ðã đến lúc cần có những giải pháp hiệu quả để tận dụng nguồn năng lượng quý giá này phục vụ nhu cầu của đất nước, nhất là trong bối cảnh thiếu điện gay gắt hiện nay.

 

  Hệ thống điện gió mới được lắp đặt ở Bình Thuận.

Trong thời gian khủng hoảng năng lượng trên thế giới, vào các năm 70 của thế kỷ trước, tại Việt Nam đã có những dự án điện gió, với công suất thấp, từ vài W đến vài chục W. Ðến cuối thế kỷ 20 đã có một số dự án điện gió với công suất 20 MW tại Khánh Hòa, do Công ty Ventis (CHLB Ðức) đầu tư, dưới dạng B.O.T (năm 1996); dự án 30MW tại Bình Ðịnh, do công ty Tomen (Nhật Bản) đầu tư (năm 1999) và một số dự án điện gió tại Quảng Trị, Bình Ðịnh, Ninh Thuận, đăng ký trong chương trình năng lượng sạch.

Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện nay cả nước có 21 dự án điện gió tại Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Ðồng và Bắc Trung Bộ. Theo báo cáo tổng kết về năng lượng gió trên thế giới năm 2010, Việt Nam đứng thứ 50/83 nước trên thế giới có phát triển điện gió. Tuy nhiên, trong khi thế giới phát triển điện gió như vũ bão (năm 1996 toàn thế giới mới lắp đặt được 1.292 MW, đến cuối năm 2010 đạt tới 196.629,7 MW và nước CHND Trung Hoa đã lắp đặt được 44.713 MW, đứng đầu thế giới trong lĩnh vực điện gió), thì sản lượng điện gió của Việt Nam chẳng thấm vào đâu.

Những nguyên nhân về sự phát triển chậm điện gió, có thể do: Hiện nay, tại Việt Nam duy nhất chỉ có Át-lát nguồn năng lượng gió ở độ cao 65 m và 30 m, do Công ty True Wind Solutions (do WB đặt hàng), lập cho các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và Thái-lan. Các kết quả tính toán dựa trên số liệu đo gió, tại độ cao 10 m của Việt Nam gồm năm trạm đo gió từ năm 1978 đến 1998 và hai tháng (7+8) năm 1998 tại độ cao 40 m tại Bình Ðịnh. Tại Thái-lan có 18 trạm đo gió, trong đó, một trạm đo gió từ năm 1996 đến 1998 ở độ cao 36 m tại Phù Kẹt, 16 trạm có số năm khác nhau (một năm, hai năm, ba năm) và một trạm đo 20 năm từ năm 1978 đến 1998, ở độ cao 10 m, để tính vận tốc gió ở độ cao 30 m và 65m, cũng như tính tiềm năng công suất, tương ứng với các cấp tốc độ gió (6.7 m/s), (7-8 m/s), (8-9 m/s) và > 9 m/s và không dùng tốc độ gió < 6 m/s. Số liệu để tính tốc độ gió ở độ cao 30 m và 65 m nêu trên có thời gian và khoảng thời gian đo, không đồng nhất, thiết bị đo có độ chính xác không cao, nên kết quả tính tốc độ gió và tiềm năng công suất chỉ dùng để tham khảo, không đủ điều kiện lập dự án điện gió.

Do từ cuối năm của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, các dự án điện gió thường dùng số liệu đo ở độ cao 10 m để lập dự án đồng thời giá mua điện gió của Ðiện lực với USD 4cents/1kWgiờ và kéo dài đến cuối năm 2007, nên số dự án điện gió được duyệt rất thấp.

Trước yêu cầu về phát triển điện gió, gần đây Chính phủ đã ra Quyết định số 130/2007/QÐ-TTg, ngày 2-8-2007, về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị quyết 130/2007/QÐ-TTg, ngày 2-8-2007. Quyết định số 18/2008/QÐ-BCT của Bộ Công thương quy định về biểu giá, chi phí tránh được và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo. Các quyết định và thông tư nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển điện gió tại Việt Nam, như hưởng ưu đãi về thuế, thuế và tiền sử dụng đất, xem xét trợ giá sản phẩm năng lượng sạch, bán CDM (lượng phát thải khí CO2 so với khi dùng nhà máy nhiệt điện than sản xuất cùng điện năng của điện gió). Giá mua được tăng lên 1.242 đồng/kWgiờ. Trợ giá 240 đồng/kWgiờ và giá bán CDM: 20 USD/tấn khí CO2 .

Cùng với các quyết định của Chính phủ, các bộ có liên quan, gần đây công nghệ chế tạo tua-bin điện gió đã có những tiến bộ. Các tua-bin chế tạo hiện nay theo chúng tôi là phù hợp với tốc độ gió của Việt Nam (tua-bin SL - 1500/89), nên tổng điện năng của tua-bin này sản xuất điện lớn hơn nhiều so với các tua-bin khác cùng công suất.

Với tua-bin SL - 1500/89 (trại điện gió 30 MW dùng 20 tua-bin này), với tốc độ gió v = 6,3m/s, thời gian phát điện khoảng 7.000 giờ thì điện năng trong năm thu được là 81.647.600 kWgiờ/năm. Số tiền thu được từ giá bán điện + trợ giá + tiền bán CO2, sau khi trừ chi phí vận hành và bảo trì 15% số điện năng phát ra, cho phép thời gian hoàn vốn chỉ trong 10 năm. Nếu không kể tiền bán CO2 (khi Nghị định Kyoto hết hạn vào năm 2012, thời gian hoàn vốn cũng chỉ là 15 năm. Ngoài ra, với tua-bin SL - 1500/89, có thể sử dụng tốc độ gió V < 6,0 m/s (theo Át-lát của WB không dùng), với tốc độ v = 5,5 m/s, với những phép tính như trên. Khi còn bán CO2, thời gian hoàn vốn 15 năm, khi không bán CO2, thời gian hoàn vốn là 22 năm.

Ðể có thể khai thác điện gió nhanh hơn, đã đến lúc chúng ta cần phải có Át-lát nguồn năng lượng gió dựa trên số liệu đo tại một số địa điểm, do các công ty đã đo bằng thiết bị hiện đại, tại Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và bổ sung các trạm đo, mới, hoặc tổ chức một mạng lưới đo vận tốc gió, nhiệt độ và áp suất khí quyển trên toàn lãnh thổ, cột đo gió ở độ cao 30m và 65m bằng các thiết bị hiện đại.

Ngoài ra, hiện nay các nhà đầu tư trong nước gặp nhiều khó khăn khi lập các dự án đầu tư xây dựng trại điện gió như: vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn và các thủ tục hành chính khác... Nên chăng, với tiềm lực của mình, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN), một DNNN được giao nhiệm vụ cân đối và chịu trách nhiệm chính về cung ứng điện cho phát triển đất nước, cần lập dự án đầu tư một trại điện gió có công suất 30 MW (hầu hết các dự án hiện nay có công suất 30 MW), để làm cơ sở, rút ra các kết luận, kinh nghiệm, và hướng dẫn các nhà đầu tư điện gió lập dự án, triển khai dự án để khai thác điện gió nhanh hơn. Với tiềm năng điện gió của Việt Nam rất lớn, được sự quan tâm của Nhà nước và các Bộ liên quan, hướng dẫn của EVN, chắc chắn thị trường điện gió tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh, góp phần bù đắp vào sự thiếu hụt điện năng hiện nay và trong tương lai, vừa góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

 

                                                                   Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục