Càng về gần cuối năm, áp lực ngoại tệ càng đè nặng lên vai các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu. Trong khi đó, tỷ giá liên ngân hàng (NH) đang có xu hướng được điều chỉnh tăng lên, áp lực giữ tỷ giá không quá 1% trở nên khó hơn trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.

 

Nhiều DN lâm vào cảnh khó khăn: mua USD trong NH thì không dễ, lại phải cộng thêm phí nọ phí kia, đội giá cao hơn mức thực tế, thậm chí cao hơn cả tỷ giá trên thị trường tự do, khiến cho nhiều DN nhỏ, ít quan hệ phải tìm ra thị trường "chợ đen", nơi chỉ vài tháng trước, hoạt động mua bán ngoại tệ còn lén lút, nay đã lại công khai.

Khó mua USD, nhiều khách hàng tìm ra "chợ đen"

Ngày 12/10, chúng tôi có mặt tại một số chi nhánh NH lớn như BIDV, Techcombank, Maritimebank, MB… trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Hà Đông (Hà Nội) để mua ngoại tệ phục vụ cho việc đi du lịch và công tác nước ngoài, thì được nhân viên giao dịch tại các chi nhánh này cho biết: Nếu có giấy tờ đầy đủ thì khách hàng sẽ được mua tối đa khoảng 700 USD chứ không phải 1.000 USD như quy định của NHNN. Lý do mà các nhân viên tín dụng này đưa ra do NH hiện đang không có đủ nguồn cung do cuối năm nhu cầu mua ngoại tệ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN tăng mạnh, trong khi số lượng ngoại tệ mà DN và cả khách hàng cá nhân bán lại cho NH lại rất ít.

Cũng theo lời khuyên của các nhân viên này, khách hàng nên ra các tiệm vàng để mua ngoại tệ, đặc biệt là USD sẽ "tiện" nhiều đường như không mất nhiều thời gian để chứng minh thủ tục, giấy tờ; và muốn mua bao nhiêu cũng có đủ. Thấy chúng tôi phân vân về việc giá ngoại tệ trên thị trường tự do đang cao hơn nhiều so với giá niêm yết tại các NH, các nhân viên này liền "trấn an": hầu như không mua được ngoại tệ đúng với niêm yết bởi theo quy định, nếu mua ngoại tệ tại NH sẽ phải cộng thêm phí nên tính ra, mua ở NH không những không rẻ hơn mà có thể còn cao hơn giá ngoài thị trường tự do.

Để có thêm thông tin về việc mua ngoại tệ tại NH, chúng tôi đã gọi điện cho 2 đồng nghiệp đang chuẩn bị đi công tác nước ngoài thì được cả hai cho biết: Do mua ngoại tệ tại NH vừa lắm thủ tục nhiêu khê, lại không đủ số lượng mình cần nên cả hai đều đã nhờ người thân có mối quen mua hộ trên thị trường tự do.

Trò chuyện với PV Báo CAND, anh Hồ Tuấn Lâm, Phó Giám đốc một công ty chuyên nhập khẩu các thiết bị trong lĩnh vực chiếu sáng ở Văn Quán (Hà Nội) cũng cho biết: Công ty anh rất ít khi mua ngoại tệ tại NH một mặt vì ngại "thủ tục", mặt khác có muốn mua cũng không mua nổi do DN của anh không có mối quan hệ tốt để NH ưu tiên hay "chiếu cố". Vì thế, lúc cần gom ngoại tệ để thanh toán cho đối tác, công ty anh đều phải huy động trên thị trường tự do.

Khách hàng giao dịch ngoại tệ tại ngân hàng.

Cũng theo anh Lâm, do là DN nhập khẩu, không tái tạo được ngoại tệ để bán lại cho NH nên hầu hết các DN cùng kinh doanh trong lĩnh vực với anh đều có "số phận" tương tự, chẳng ai dám "mơ" đến việc có thể mua ngoại tệ tại NH. Trong khi đó, Giám đốc một công ty lớn thuộc doanh nghiệp Nhà nước (xin phép được giấu tên) lại cho rằng: Dù được nằm trong danh sách khách hàng VIP của một ngân hàng lớn nên hầu như DN của ông luôn được NH "ưu ái" trong việc mua, bán ngoại tệ.

Tuy nhiên, cũng theo vị này, khoảng 2 tháng trở lại đây, DN của ông cũng không thể mua USD tại NH đúng với giá niêm yết. Lý do là NH mua ngoại tệ của DN với giá thỏa thuận nên cũng phải bán lại cho DN với giá thỏa thuận. Khoản chênh lệch này được các NH tính dưới dạng các loại phí. Nếu cộng thêm các phí này vào thì giá ngoại tệ mà DN phải trả trên thực tế gần bằng hoặc ngang bằng với giá trên thị trường tự do.

Doanh nghiệp "ngại" bán USD cho ngân hàng?

Trao đổi với PV Báo CAND, Phó TGĐ một NH cho rằng dù có quy định các DN phải bán ngoại tệ cho NH, thậm chí phía NH đã đưa ra các "khuyến mãi" như nếu bán ngoại tệ cho NH, DN sẽ được hưởng ưu đãi về lãi suất, thu tục vay vốn cũng như ưu đãi khi cần mua ngoại tệ, nhưng nhiều DN vẫn "ngại" khi thực hiện nghĩa vụ này. Lý do rất đơn giản là khi bán cho NH thì dễ, lại phải bán với giá rẻ, nhưng khi cần ngoại tệ, việc mua lại từ NH không hề dễ chút nào. Hết chi phí này đến phí khác, giá USD khi DN mua lại được thường đội cao hơn rất nhiều. Đấy là chưa kể, không chắc DN có thể mua được đủ số lượng ngoại tệ theo nhu cầu vì còn phụ thuộc vào nguồn cung, lượng dự trữ ngoại tệ trong NH. Thế nên, tư tưởng chung của các DN vẫn là ôm USD cho chắc ăn.

Trong mấy phiên gần đây, tỷ giá bình quân liên NH liên tục được điều chỉnh tăng. Ngày 13/10, tỷ giá đồng bạc xanh được nâng lên mức 20.678 đồng/USD, tăng thêm 10 USD so với ngày 12/10. Theo đó, các NHTM áp dụng mức tỷ giá là 20.875 đồng/USD. Đây là mức tỷ giá bình quân cao nhất kể từ cuối tháng 5. Trong tháng 10, NHNN đã có 5 lần điều chỉnh tăng tỷ giá.

Theo nhận định của các chuyên gia, luồng ngoại tệ đi qua hệ thống NH đang ở trạng thái bình thường, tính đến tháng 9/2011 vì phần thu ngoại tệ là 809 triệu USD, vẫn lớn hơn phần chi ngoại tệ trả nợ là 745 triệu USD. Tính đến ngày 29/9, lượng tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng tại NHNN tăng 45,1% so với cuối tháng 8, tương đương với mức tăng thêm 586 triệu USD

 

                                                   Theo LaoDong

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục