Thực hiện sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi trên địa bàn xã Phú Thành (huyện Lạc Thủy)

Thực hiện sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi trên địa bàn xã Phú Thành (huyện Lạc Thủy)

(HBĐT) - Xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản là yếu tố quan trọng góp phần thay đổi diện mạo của huyện, đồng thời là giải pháp ưu tiên nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Với quan điểm này, huyện Lạc Thủy đã huy động hiệu quả các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, từ đó tạo ra những khởi sắc thực sự trong đời sống của mọi tầng lớp người dân trên địa bàn huyện.

 

Những năm gần đây, vượt qua nhiều khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội huyện Lạc Thủy có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt 14,4%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, trong đó, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản liên tục tăng khá với tốc độ tăng trưởng bình quân 19,9%. Riêng hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng, 9 tháng đầu năm 2011, huyện có 116 công trình xây dựng cơ bản với tổng vốn đầu tư khoảng 112.112 triệu đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó khối lượng thực hiện đạt khoảng 78.524 triệu đồng, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2010. Với nỗ lực cao, huyện đã thực hiện khá tốt công tác giải ngân vốn xây dựng cơ bản, tổng giá trị giải ngân đạt khoảng 52.062 triệu đồng, trong đó vốn xây dựng cơ bản tập trung thanh toán 1.500 triệu đồng, vốn hạ tầng du lịch 2.130 triệu đồng, vốn CT229 là 9.700 triệu đồng, vốn chương trình mục tiêu quốc gia 7.321 triệu đồng, vốn kiên cố hóa trường lớp học 6.550 triệu đồng, vốn ngân sách tỉnh 1.500 triệu đồng…

 Đồng chí  Trần Văn Tiệp, Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy cho biết: Xác định việc xây dựng kết cấu hạ tầng là yếu tố quan trọng góp phần thay đổi diện mạo của huyện, Lạc Thủy đã tích cực lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để tạo ra nguồn lực lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, với mũi nhọn là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản. Tận dụng hiệu quả các loại nguồn vốn, huyện thực hiện đầu tư có trọng điểm, không dàn trải, không kéo dài gây thất thoát, đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý thông qua các cơ quan chức năng và tổ chức đoàn thể. Ngoài ra, huyện còn quán triệt rõ phương châm “trải thảm đỏ để thu hút đầu tư”, nhất là đầu tư vào các lĩnh vực huyện có nhiều tiềm năng như công nghiệp, du lịch, dịch vụ…

 

Với quyết tâm thu hút đầu tư, huyện Lạc Thủy đã tích cực thực hiện việc đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Hiện, khu công nghiệp thị trấn Thanh Hà có diện tích 300 ha đã được phê duyệt quy hoạch và bắt đầu thu hút đầu tư; 5 cụm công nghiệp ở các xã Phú Thành, Đồng Tâm, An Bình và thị trấn Chi Nê đã công bố quy hoạch chi tiết và sẵn sàng thu hút đầu tư. Đến thời điểm này, huyện đã có 20 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 1.000 tỷ đồng. Đây là kết quả đáng ghi nhận, cho thấy lộ trình thu hút đầu tư của huyện Lạc Thủy đang có những khởi đầu tốt đẹp.

 

Từ các nguồn lực tài chính huy động được, thời gian qua huyện Lạc Thủy đã dồn sức xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm đặt nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Trong lĩnh vực giao thông, huyện đã đầu tư nâng cấp hàng chục km đường tỉnh lộ đi qua địa bàn, xây dựng 86 km đường giao thông nông thôn trị giá trên 17 tỷ đồng, cứng hóa 25 km đường bê tông xi măng với tổng trị giá 35 tỷ đồng, ngoài ra còn đầu tư cho các tuyến đường trục huyện với tổng mức đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong lĩnh vực thủy lợi, trên 60 công trình đã được sửa chữa, nâng cấp, làm mới; hàng chục km kênh mương được cứng hóa đảm bảo tưới cho trên 1.800 ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Huyện còn đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các trạm biến áp 100 KV, 35KV và xây dựng, cải tạo hệ thống lưới điện, nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện lên gần 99%. Hệ thống nước sạch cũng được đầu tư thỏa đáng, phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho trên 80% hộ dân sinh sống trên địa bàn. Có thể nói, việc xây dựng kết cấu hạ tầng đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn của huyện, nhất là đối với các xã đặc biệt khó khăn. Thông qua sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, hệ thống hạ tầng cơ sở của huyện Lạc Thủy được tăng cường về cả số lượng lẫn chất lượng. Theo đó, các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội có chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao. Đây là nền tảng vững chắc để kinh tế - xã hội huyện Lạc Thủy phát triển toàn diện và mạnh mẽ trong những năm tiếp theo./.

 

                                          

                                                                                 Thu Trang

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục