Ban QLDA phát triển lâm nghiệp tỉnh khảo sát mở rộng vùng dự án cho huyện Lạc Sơn.

Ban QLDA phát triển lâm nghiệp tỉnh khảo sát mở rộng vùng dự án cho huyện Lạc Sơn.

(HBĐT) - Ngày 27/12, Ban điều hành dự án Kfw7 và GTZ tỉnh tổ chức đánh giá kết quả thực hiện dự án phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2007-2011, và nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2014. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

 

Dự án Kfw7 có mục tiêu dài hạn là “Góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động trồng và quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học”. Dự án GTZ với mục tiêu cụ thể được xác định là “Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và các dịch vụ tư vấn phục vụ việc quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng thôn, bản tại các khu vực thực hiện dự án hợp tác tài chính - KfW7”.

 

Tỉnh ta có 15 xã ở 4 huyện Lương, Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi và TP Hòa Bình tham gia dự án với tổng diện tích quy hoạch là 8.014,52 ha Tổng vốn đầu tư cho 2 dự án này trên 30 tỷ đồng. Đến hết năm 2011 đã hoàn thành điều tra lập địa 15 xã với tổng diện tích 4.683,83 ha; trồng rừng mới được 1.225,88 ha, đạt 40,9% kế hoạch; khoanh nuôi tái sinh được 378,04 ha; mở 1.214 tài khoản tiền gửi cho các hộ dân tham gia trồng rừng với số tiền trên 5,6 tỷ đồng; tổ chức gieo ươm trên 2,8 triệu cây giống các loại phục vụ trồng rừng tại các vườn ươm phân tán. Ban QLDA đã tổ chức được 50 lớp tập huấn kỹ thuật trồng rừng cho tổ công tác xã và các hộ dân tham gia trồng rừng.

 

Tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn còn một số vướng mắc làm chậm tiến độ thực hiện dự án như quỹ đất dành cho dự án so với quy hoạch ban đầu còn thiếu 2.447,1 ha. Do quỹ đất dành cho dự án tại các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn và TP Hòa Bình không còn đủ theo tiêu chí tham gia dự án. Để dự án có thể hoàn thành vào năm 2014 theo đúng kế hoạch, BQLDA tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh mở rộng dự án sang huyện Lạc Sơn với tổng diện tích tham gia dự án là 3.945 ha tại 5 xã Bình Hẻm, Văn Nghĩa, Mỹ Thành, Quý Hòa, Miền Đồi. Ngoài ra, việc cấp sổ đỏ cho các hộ dân tham gia dự án còn nhiều vướng mắc, công tác tuyên truyền đến người dân còn thiếu đồng bộ dẫn đến tâm lý của người dân trồng rừng ở các địa phương chưa thực sự yên tâm khi tham gia dự án.

 

Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ đến năm 2014 tập trung làm tốt hợp phần thiết lập rừng cụ thể quy hoạch sử dụng đất thôn bản 3.945 ha tại huyện Lạc Sơn; điều tra lập địa 3.040 ha; chăm sóc 1.225,88 ha rừng trồng các năm; tiếp tục áp dụng các biện pháp KNTS và chăm sóc cây trồng bổ sung 378,04 ha; trồng rừng mới 1.774,12 ha; KNTS mới 3.121,96 ha.

 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo ngành TN-MT, UBND các huyện, thành phố tham gia dự án có cơ chế đặc thù chấp nhận quy trình, số liệu đo đạc của dự án để cấp sổ đỏ các diện tích chưa giao đất, giao rừng cho cộng đồng thôn, bản tham gia nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Đề nghị nhà tài trợ tăng mức hỗ trợ nhân công trên 1ha cho các hoạt động thiết lập rừng đảm bảo phù hợp với tình hình tài chính hiện tại cũng như mức hỗ trợ của các dự án khác nhằm khuyến khích sự tham gia của các hộ dân. Đồng thời, kiện toàn lại các BQLDA huyện, thành phố và thành lập BQLDA huyện Lạc Sơn trong tháng 12/2011 theo ủy quyền của UBND tỉnh. Đồng chí Phó chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố, các xã trong vùng dự án quan tâm, phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện hơn nữa với BQLDA tỉnh, huyện, thành phố để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo hoàn thành mục tiêu dự án đề ra.

 

 

 

                                              Đinh Thắng

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục