Sau một năm triển khai cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, Bộ Công Thương ngày 28.12 đã đưa ra nhiều con số ấn tượng về tỉ lệ hàng Việt Nam có mặt tại chính thị trường nội địa trong một năm với đầy biến động vừa qua.

Cơ quan này cũng lạc quan khi cho rằng, năm 2012 sẽ tận dụng được đà này để có cơ sở tiếp tục đưa hàng hoá tiêu dùng VN trở thành con “át chủ bài” của thị trường bán lẻ.

Áp đảo tại siêu thị lẫn nông thôn

Nhìn nhận về thị trường hàng hóa nội địa năm qua, Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương khẳng định đã có nhiều chuyển biến tích cực trong tiêu dùng. Theo đó, qua đánh giá khảo sát, 90% số người dân tại TPHCM khẳng định có sử dụng hàng hóa VN, tỉ lệ này tại HN là 83%. Còn theo Tổng Thư ký Hiệp hội các Nhà bán lẻ VN Đinh Thị Mỹ Loan, cuộc vận động đã thể hiện hiệu quả rõ nét trong cộng đồng DN.

Trong hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, hàng hóa sản xuất trong nước chiếm tỉ trọng áp đảo với tỉ lệ bình quân lên đến 90% (riêng hệ thống Saigon Co.op chiếm 95% hàng Việt trong tổng lượng hàng hóa bán lẻ toàn quốc). “Hiện hàng hóa phục vụ tết 2012 tại siêu thị có hơn 90% là hàng VN, trong đó chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng, thực phẩm... Đây là tỉ lệ đáng ghi nhận so với những năm trước” - bà Loan khẳng định.

Không chỉ có mặt ngày càng nhiều trên các kệ hàng siêu thị, hàng hóa “made in Vietnam” cũng từng ngày xuất hiện khắp đường làng, ngõ xóm nông thôn. Chiến dịch “Hàng Việt về nông thôn” trở thành trọng tâm của cuộc vận động trong năm 2011 với 156 đợt bán hàng, hơn 1.600 DN tham gia năm qua.

Doanh thu mang lại từ các đợt bán hàng này là gần 60 tỉ đồng. Thực phẩm, may mặc, điện gia dụng... là những sản phẩm thu hút đông đảo sự chú ý của bà con nông dân. Và theo đánh giá của bà Đỗ Kim Hạnh – GĐ TT Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN (BSA) - thành công lớn nhất không phải là doanh thu, mà chính là cơ hội để DN mở rộng kênh phân phối hàng hóa, khai thác một vùng thị trường quá tiềm năng mà lâu nay chính các DN nội địa bỏ quên.

Tạo đà hấp dẫn các “ông lớn”

Năm 2012, Bộ Công Thương khẳng định ngoài các mặt hàng bán lẻ thiết yếu sẽ tận dụng đà của năm 2011 để tăng cường sự tham gia và liên kết giữa các tập đoàn, TCty trong sử dụng hàng công nghiệp phụ trợ nội địa. Hiện tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào của các DN lớn đã tăng bình quân 25%.

Không ít DN sau hai năm tham gia cuộc vận động đã khẳng định sự tham gia sôi nổi. Điển hình Tập đoàn CN Than -  khoáng sản nhấn mạnh nguyên tắc ưu tiên sử dụng hàng trong nước sản xuất, thay thế dần hàng nhập khẩu cùng loại có chất lượng tương đương, giá cả cạnh tranh. TCty Xăng dầu mới đây cam kết tăng cường sử dụng các dịch vụ nguyên liệu, thiết bị mua trong nước cho các dự án với khoảng 60% tổng giá trị hàng hóa thực hiện.

Bên cạnh các kết quả, ngành công thương thừa nhận vẫn còn nhiều hạn chế gây khó cho DN. Khó khăn lớn nhất vẫn là về nguồn vốn khi có không ít DN cho biết muốn mở rộng hệ thống phân phối, điển hình như một siêu thị nhỏ sẽ tiêu tốn không dưới 10 tỉ đồng và theo tính toán phải cần đến 7 năm mới thu hồi được vốn.

Trong khi đó, kinh phí cho xúc tiến thương mại, truyền thông quảng bá thương hiệu vẫn còn quá “hẻo”, kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng của bản thân DN nội địa vẫn còn quá lúng túng, thậm chí một số DN lợi dụng để bán hàng tồn kho, hàng quá “đát”... Về điều này, Vụ Thị trường trong nước kiến nghị trong năm 2012 sẽ có phương án đề xuất giảm lãi suất vay vốn cho DN tham gia chương trình, tăng cường phối hợp xây dựng hệ thống thương mại tại nông thôn nhằm hỗ trợ tối đa DN đưa hàng về nông thôn, mở rộng thị trường.

 

                                                             Theo Báo Laodong

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục