Đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh và Sở NN &PTNT thăm và tìm hiểu  mô hình trồng thử nghiệm giống chè mới LDP1 tại huyện Lạc Thủy.

Đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh và Sở NN &PTNT thăm và tìm hiểu mô hình trồng thử nghiệm giống chè mới LDP1 tại huyện Lạc Thủy.

(HBĐT) - Đó là khẳng định của Giám đốc Sở NN &PTNT Hoàng Văn Tứ khi trao đổi với PV Báo Hòa Bình về những thành quả lớn lao mà ngành NN &PTNT đạt được trong năm 2011. Đây là năm người nông dân gặp nhiều khó khăn khi phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết, dịch bệnh, lạm phát... Nhưng với nỗ lực tự thân và sự can thiệp kịp thời, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ, công sức lao động của người nông dân đã được đền đáp xứng đáng.

 

PV: Nông dân là đối tượng dễ bị tổn thương do đời sống sản xuất nông nghiệp luôn chứa đựng nhiều khó khăn, bất trắc. Năm nay, nông dân tỉnh ta phải đối mặt với những thách thức nào trong quá trình sản xuất nông nghiệp, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Hoàng Văn Tứ: Năm nay có nhiều diễn biến gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ngay đầu vụ chiêm - xuân đã xảy ra hai đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm chết 9.974 con trâu, bò, bê, nghé, gần 100 tấn mạ gieo, 35 ha lúa. Sự khắc nghiệt của thời tiết còn tiếp tục chi phối mạnh kế hoạch sản xuất vụ mùa và vụ đông 2011. Thêm vào đó là diễn biến của dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đòi hỏi các địa phương phải cấp thiết triển khai các biện pháp dập dịch. Bất lợi lớn nhất có lẽ là gia tăng mức độ ảnh hưởng của lạm phát. Cùng với tình hình giá cả leo thang, giá đầu vào cao, đầu ra không ổn định..., đời sống sinh hoạt và sản xuất của người nông dân gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với những thách thức này.

 

PV: Trong bối cảnh khó khăn chồng chất, tỉnh đã triển khai những biện pháp nào để thiết thực hỗ trợ nông dân, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Hoàng Văn Tứ: Năm nay, tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và hướng tới đối tượng là nông dân. Ví dụ: Chương trình 135, Dự án giảm nghèo giai đoạn II, chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chương trình phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, chương trình cơ giới hóa nông nghiệp và phát triển làng nghề, chương trình chuyển giao ứng dụng KH -KT, các chương trình phát triển hạ tầng nông nghiệp, tín dụng ưu đãi khu vực nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ thiệt hại trong SXNN, xúc tiến thu hút đầu tư vào SXNN... Đặc biệt, chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới đã bước đầu được triển khai đến địa bàn 191 xã, hứa hẹn tạo thêm đà phát triển mạnh mẽ cho khu vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn.

 

Tuy nhiên, cũng xin nhấn mạnh rằng, những chính sách hỗ trợ mà chúng ta đang thực hiện chỉ góp phần tiếp thêm sức mạnh cho người nông dân, còn quan trọng nhất vẫn là sự vận động tự thân của chính họ. Năm nay, nỗ lực của người nông dân đã được đền đáp xứng đáng khi SXNN gặt hái được những thành quả nổi bật.

 

PV: Xin đồng chí cho biết đôi nét về những thành quả nổi bật đạt được trong năm nay?

 

Đồng chí Hoàng Văn Tứ: Vượt qua nhiều thách thức, ngành NN &PTNT đã đạt những kết quả khá toàn diện trong năm sản xuất 2011. Tốc độ tăng trưởng đạt 4% thể hiện nỗ lực lớn của toàn ngành. Tuy tỷ trọng giảm trong cơ cấu kinh tế nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên, sự phát triển của ngành ngày càng đi vào chất lượng với những thành quả đáng ghi nhận.

 

Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt khoảng 124.973 ha, tăng 3% so với năm 2010. Sản lượng lương thực cây có hạt đạt 361.995 tấn, vượt 5% kế hoạch. Như vậy, trong nhiều năm, tỉnh ta luôn đảm bảo an ninh lương thực, trong đó, năm nay là năm có mức bình quân lương thực đầu người cao nhất với 450 kg /người/ năm. Có được thành quả này là do cơ cấu giống cây trồng tiếp tục được chuyển đổi, nhiều giống mới tiến bộ có năng suất, giá trị cao được đưa vào sản xuất. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành một số vùng cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao, ví dụ vùng cam, vùng cây có múi ở Cao Phong, vùng rau hữu cơ ở Lương Sơn, vùng rau su su ở Tân Lạc, vùng mía nguyên liệu ở Cao Phong, Đà Bắc, vùng chè ở Yên Thủy, Lạc Thủy... Nhiều vùng sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân thu nhập trên 1 ha đất canh tác nông nghiệp đạt khoảng 52 triệu đồng.

 

Trong lĩnh vực chăn nuôi, công tác thú y, phòng - chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm luôn được tăng cường và phát huy hiệu quả. Đáng nói là chăn nuôi đã bước đầu phát triển theo hướng SXHH, hình thành các vùng chăn nuôi công nghiệp giá trị cao theo hình thức trang trại tập trung với quy mô hàng trăm, hàng nghìn con gia súc, gia cầm.

 

Ngoài ra, lĩnh vực thủy sản và lâm nghiệp cũng có những bước chuyển mình khá ấn tượng, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, góp phần củng cố vị thế vững chắc của ngành NN & PTNT trong sự phát triển chung của KT -XH tỉnh nhà năm 2011.

 

PV: Là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Hòa Bình, những thành quả đạt được có tương xứng với kỳ vọng đặt ra hay không, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Hoàng Văn Tứ: Kế hoạch trên là công cụ điều hành chủ yếu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015. Kỳ vọng đặt ra là rất lớn. Tôi cho rằng kết quả đạt được trong năm nay khá toàn diện, đáp ứng tốt yêu cầu, chính vì vậy sẽ tạo đà thuận lợi cho sự phát triển của ngành NN &PTNT năm 2012 và những năm tiếp theo

 

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí.

 

 

                                                      THU TRANG (thực hiện)

 

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục