Nông dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) ứng dụng tiến bộ KH-KT vào trồng su su lấy ngọn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: H.D

Nông dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) ứng dụng tiến bộ KH-KT vào trồng su su lấy ngọn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: H.D

(HBĐT) - Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của hoạt động khuyến nông, Trạm KN-KL huyện Tân Lạc đã xây dựng quy chế hoạt động đối với cán bộ khuyến nông từ huyện, xã đến thôn bản. Trạm đã rà soát, kiện toàn 24 cán bộ khuyến nông viên cấp xã có trình độ trung cấp trở lên và đội ngũ cán bộ khuyến nông viên này đã được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nông - lâm nghiệp và nghiệp vụ khuyến nông do Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm KN-KL huyện tổ chức.

 

Trạm KN-KL tập trung củng cố hoạt động đối với cán bộ khuyến nông các xã, thị trấn theo hướng giao nhiệm vụ chuyên môn cụ thể cho từng người trên từng địa bàn, phân công mỗi một cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm phụ trách từ 2 - 3 xã, nhiệm vụ chính của cán bộ khuyến nông phụ trách xã là theo dõi tình hình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tham mưu, tư vấn kịp thời cho người dân và lãnh đạo UBND xã về sản xuất nông - lâm nghiệp; theo dõi và hỗ trợ nhân viên khuyến nông xã; tư vấn kỹ thuật cho các chương trình, đề án khuyến nông đang thực hiện trên xã phụ trách.

Việc xây dựng các mô hình trình diễn là một trong những hoạt động được Trạm quan tâm và đã phối hợp với các xã thực hiện thành công nhiều mô hình khảo nghiệm. Năm 2011 bằng nguồn vốn từ Tư và tỉnh đã xây dựng 1 mô hình cơ giới hoá trồng mía tại xóm Cộng 1, Cộng 2 - xã Quy Hậu. Từ nguồn vốn sự nghiêp của huyện thực hiện được 4 mô hình: trồng tỏi ta tại xã Lũng Vân; lúa lai giống mới tại xã Tuân Lộ; ngô lai tại xã Ngổ Luông; trồng bưởi Diễn tại thị trấn Mường Khến.

 

Ngoài ra, Trạm đã phối hợp với các công ty cung ứng giống Syngenta, Bioseed, Đại Thành, Mosanto, Công ty Giống cây trồng Phú Thọ... thực hiện được 31 mô hình khảo nghiệm về    lúa - ngô tại các xã trong huyện. Dưới hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn, trong năm đã lan rộng các mô hình triển khai trước đây đem lại hiệu quả như: mô hình nuôi lợn nái, gà thả vườn, vỗ béo bò, trồng tỏi, trồng su su...

 

Cùng với việc xây dựng các mô hình, công tác tập huấn chuyển giao các tiến bộ KH-KT là một trong những hoạt động trọng tâm của Trạm. Năm 2011, Trạm KN-KL đã tổ chức được 123 lớp tập huấn cho 3.500 lượt nông dân tham gia, trong đó 48 lớp về các chủ đề trồng trọt, 47 lớp tập huấn cho nông dân theo phương pháp lớp học hiện trường (FFS) từ nguồn của dự án PSARD, 21 lớp về chăn nuôi - thú y, 7 lớp về các chủ đề khác. Đồng thời thực hiện một thử nghiệm (PTD) là thử nghiệm sản xuất giống gà Mông tại xã Thanh Hối.

 

Các học viên tham gia tập huấn là những người nông dân trực tiếp lao động trên đồng ruộng nên đã nâng cao được hiệu quả rõ rệt trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Những kiến thức, tiến bộ KH-KT trong trồng trọt và thâm canh đều được nông dân áp dụng hiệu quả trong sản xuất của gia đình mình. Vì vậy, công tác tập huấn đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi còn tạo điều kiện chuyển đổi tư duy trong sản xuất của người nông dân vùng cao.

 

 

                                                                   Hải Linh

 

Các tin khác


Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục