Do bị tạm đình hoãn, giãn tiến độ, việc lưu thông và đảm bảo ATGT trên QL 12B gặp rất nhiều khó khăn.

Do bị tạm đình hoãn, giãn tiến độ, việc lưu thông và đảm bảo ATGT trên QL 12B gặp rất nhiều khó khăn.

(HBĐT) - QL 12B đi qua địa bàn 3 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc. Đây là huyết mạch giao thông quan trọng nối liền quốc lộ 1 với đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 6, có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển KT-XH, củng cố QP-AN của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên, sau hàng chục năm sử dụng, QL 12B đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao lưu, phát triển và TTATGT nơi có tuyến đường đi qua. Tháng 9/2010, bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, Dự án cải tạo, nâng cấp QL12B được khởi công trong niềm vui lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

 

Theo Quyết định phê duyệt của Bộ GT-VT, Dự án có tổng mức đầu tư 492.917.221.772 đồng, với quy mô đường cấp IV, miền núi thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 4054-2005. Cầu thiết kế theo tiêu chuẩn 22 TCN272-05. Tổng chiều dài toàn tuyến là 42,7 km gồm 2 đoạn km30+300 - km46+700 vµ ®o¹n km53+619,18- km80+5,17. Tuy nhiên, sau gần 13 tháng, tình hình đảm bảo giao thông trên toàn tuyến ngày càng trở nên khó khăn phức tạp do tình trạng thi công chậm, thi công dở dang kéo dài. Đến nay, trên toàn tuyến phần nền đường thi công được 25 km, phần móng mặt đường thi công được 12 km cùng 36/142 cống, 1/3 cầu.

 

Trên địa bàn huyện Yên Thủy, QL 12B đi qua 5 xã, thị trấn. Với chiều dài 16,4 km nhưng đến trung tuần tháng 11/2011, toàn tuyến mới chỉ có hơn 2 km trên địa bàn xã Phú Lai được giải bays, còn lại các xã Ngọc Lương, Yên Trị, Yên Lạc và thị trấn Hàng Trạm, mặt đường đều nham nhở, lồi lõm dẫn đến mưa lầy, nắng bụi. Tại địa phận huyện Lạc Sơn, QL 12B đi qua 9 xã, thị trấn với chiều dài 25,6 km. Do xây dựng theo hình thức cải tạo, nâng cấp vừa làm vừa đảm bảo giao thông trong khi chiều rộng nền đường, mặt đường hẹp, mật độ phương tiện tham gia giao thông rất cao nên tuyến đường dó xuống cấp trầm trọng làm ảnh hưởng tới việc đi lại của nhân dân. Trên địa phận huyện Tân Lạc, tuyến đường có chiều dài 1,5 km, mặc dù đã hoàn thành xong công tác giải phóng mặt bằng nhưng tiến độ thi công rất chậm, mặt đường lầy thụt, đi lại rất khó khăn.

 

Ông Bùi Đức Hiền, Trưởng CA huyện Lạc Sơn cho biết: Do thi công dở dang kéo dài nên gần 16 tháng qua, mặt đường trên tuyến hoàn toàn bị cày nát. Nhiều đoạn biến thành những “ổ trâu, ổ voi”, các phương tiện đi lại rất khó khăn. Đã có nhiều xe ô tô bị gẫy nhíp, xô gầm dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông xảy ra liên tục. Các loại xe gầm thấp bị sa lầy, sạt gầm, vỡ bađờsốc là không thể tránh khỏi. Không ít trường hợp giao thông trên tuyến bị ùn tắc 6-7 tiếng, thậm chí cả ngày. Mặc dù lực lượng CSGT kịp thời có mặt để giải tỏa nhưng việc lưu thông vẫn gặp rất nhiều khó khăn vì đây là tuyến đường độc đạo không có phương tiện cứu hộ, cứu nạn.

 

Là hộ kinh doanh tạp hóa ở khu vực chợ Ốc (xã Thượng Cốc - Lạc Sơn), bà Bùi Thị Hiên bức xúc: “Nhiều đoạn trên QL 12B bị đào sâu tới 70-80 cm rồi để dở dang đã kéo dài lại không có biển báo an toàn nên nhiều xe đi qua đây bị rê trượt, xoay ngang gây ùn tắc giao thông liên tục, thậm chí khi có mưa xe máy không thể đi được vì lầy thụt. Trời nắng thì bụi mù mịt, các hộ có nhà mặt đường phải đóng cửa suốt ngày đêm, các hộ kinh doanh đều không thể hoạt động được, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống”.

 

Ông Vũ Văn Chiến, lái xe khách tuyến Sơn La - Ninh Bình phàn nàn: “Từ Ngọc Mỹ (Tân Lạc) đi Nho Quan (Ninh Bình) hơn 40 km nhưng đường quá xấu nên chúng tôi phải “bò” hơn 6-7 tiếng mới qua được. Do thi c«ng d¬ dang, việc đảm bảo giao thông không được quan tâm ®óng møc nên đi trên tuyến đường này vừa tốn nguyên liệu, hại xe, lại mất rất nhiều thời gian”.

 

Tuyến đường xuống cấp, thi công dở dang, việc lưu thông khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn. Ông Bùi văn Dương ở xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) cho biết: QL12B đi lại quá khó khăn nên ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ nông-lâm sản. Hơn 1 năm qua, chúng tôi lâm vào tình cảnh bị khách hàng ép giá vì họ cho rằng phải bù đắp vào cước phí vận chuyển. Cực chẳng đã nhưng bán rẻ, bán tháo còn hơn là để hàng hóa ế ẩm. Bªn c¹nh ®ã,  nhiều tuyến đường liên xã đã bị ảnh  hưởng lớn bởi các loại phương tiện cơ giới mặc sức hoành hoành. Ông Phạm Văn Hiếu ở xã Yên Trị (Yên Thủy) bức xúc: QL 12B làm chưa xong thì các tuyến đường liên xã đã xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài thì đường liên xã cũng bị phá nát trong nay mai”.

      

VÒ nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, ®¹i diÖn BQL dự án công trình giao thông (Sở GT-VT) cho biết: Có 2 nguyên nhân chính là khó khăn về tài chính do nguồn vốn được giao theo kế hoạch hàng năm rất ít. Với tổng mức đầu tư gần 493 tỷ đồng nhưng đến nay mới được giao 56 tỷ đồng và đã giải ngân xong. Như vậy, vốn năm 2010 và 2011 mới chỉ khoảng 13%. Đến tháng 4/2011, Bộ GTVT lại đưa Dự án vào diện tạm thời đình hoãn, giãn tiến độ dẫn đến việc triển khai thi công bị đình trệ. Bên cạnh đó, trên địa bàn 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy, công tác GPMB liên quan đến gần 4.000 hộ, kinh phí ước tính trên 150 tỷ đồng, do nguồn vốn GPMB chưa được cấp nên không có kinh phí để chi trả tiền đền bù cho các hộ bị ảnh hưởng nên công tác GPMB rất chậm, nếu có mặt bằng cũng chỉ là nhiều đoạn ngắn, không liên tục nên việc thi công rất khó khăn. Ngoài ra còn nhiều vị trí đã bàn giao mặt bằng nhưng các hộ bị ảnh hưởng chưa cho thi công vì chưa được trả tiền bồi thường.

 

QL 12B là tuyến đường trọng điểm trong phát triển KT-XH của tỉnh Hòa Bình. Việc tạm thời đình hoãn, giãn tiến độ khiến việc thi công dở dang làm cho mặt đường toàn tuyến gần như bị phá hủy hoàn toàn, nền đường biến dạng, lầy lội đã ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông. Công tác đảm bảo giao thông và an toàn công trình gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, nhất là trong mùa mưa bão. Từ thực trạng trên, tỉnh Hòa Bình và dư luận mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương sớm bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm giảm thiệt hại về kinh tế và đảm bảo an toàn giao thông trên toàn tuyến

                                                                          

 

 

 

                                                                Đức Phượng

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục