Nhân dân huyện Cao Phong chú trọng đầu tư thâm canh lúa đạt năng suất cao. Ảnh: P.V

Nhân dân huyện Cao Phong chú trọng đầu tư thâm canh lúa đạt năng suất cao. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Huyện Cao Phong có diện tích tự nhiên 25.437 ha gồm 12 xã và 1 thị trấn; địa hình phân bố thành 3 vùng chính: vùng cao, vùng giữa và vùng lòng hồ. Địa bàn huyện nằm dọc QL6 và QL 12B, có hệ thống cảng thủy nội địa thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, giao lưu phát triển KT-XH của địa phương.

 

Với độ cao trên 300 m so với mặt nước biển, huyện có điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, phù hợp với việc phát triển chăn nuôi đại gia súc và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có múi. Huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú như đá vôi, quặng sắt, vàng sa khoáng, ăngtimon, than đá... tạo tiền đề cho đầu tư phát triển CN-TTCN. Bên cạnh đó, huyện còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc dân tộc, là một phần trong “Nền văn hóa Hòa Bình’’, hơn nữa, còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh cùng với nhiều di tích lịch sử gắn với quá trình đấu tranh cách mạng của địa phương, đã trở thành điểm thăm quan, du lịch của du khách trong và ngoài nước. 

 

Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, huyện đã có những bước tiến quan trọng: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 13,5%; về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: từ năm 2002 đến nay đã giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp từ 72% xuống 50%, tăng tỷ trọng CN-TTCN, xây dựng từ 18% lên 27%, du lịch - dịch vụ tăng từ 10% lên 23%; thu nhập bình quân đầu người  năm 2011 đạt 16,5 triệu đồng (bằng 550% so với năm 2002). Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 14.701,75 tấn/ha (tăng 63,3% so với năm 2002). Tổng thu NSNN đạt 10.021 triệu đồng (tăng 334% so với năm 2002).

 

Sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện có nhiều tiến bộ, tổng diện tích gieo trồng năm 2011 đạt 7.473,4 ha. Ngoài ra, huyện đã tập trung xây dựng và từng bước mở rộng một số vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị cao với 2.626,5 ha mía, 903 ha cây ăn quả có múi, 70% diện tích đất nông nghiệp cho thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/ha/ năm, sản phẩm mía tím và cam Cao Phong đã từng bước được khẳng định trên thị trường. Huyện cũng tập trung áp dụng tiến bộ KH-KT vào chăn nuôi, sản xuất, đàn gia súc, gia cầm được cải tạo phát triển theo hướng SXHH. Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng được chú trọng, các mô hình vườn rừng phát huy hiệu quả kinh tế cao, năm 2011 trồng mới được 670,5 ha rừng, nâng độ che phủ rừng lên 53,67%.

 

Cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi được quan tâm đầu tư xây dựng, đến nay, trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị đã được đầu tư xây mới khang trang, kiên cố, trang thiết bị đáp ứng được nhu cầu làm việc, bộ mặt nông thôn, đô thị có nhiều đổi mới. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 23,7%. Toàn huyện có 97% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; chương trình cứng hóa GTNT phát huy được hiệu quả mô hình Nhà nước và nhân dân cùng làm.

 

Sự nghiệp GD&ĐT phát triển mạnh mẽ, công tác y tế, CSSK nhân dân có nhiều tiến bộ, đời sống VH-XH có bước chuyển biến, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa thu hút được đông đảo cán bộ và nhân dân tham gia. Công tác XĐ-GN, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội đạt kết quả cao. Tình hình chính trị, QP-AN, TTATXH được giữ vững. Công tác xây   dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể được chú trọng, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố; niềm tin của nhân dân vào Đảng ngày càng vững chắc.

 

Với tiềm năng, lợi thế của huyện, NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đã đề ra mục tiêu phấn đấu đưa huyện Cao Phong phát triển theo hướng NTM và trở thành huyện có mức phát triển khá của tỉnh vào năm 2015.

 

Để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, Đảng bộ, chính quyền huyện Cao Phong đã xác định triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể, trong đó, tập trung thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp chính như: tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp, tạo bước chuyển hóa về lượng và chất trong cơ cấu kinh tế; phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng thâm canh, chuyên canh cao dựa trên những tiềm năng, thế mạnh của huyện, gắn SXNN với công nghiệp chế biến, dịch vụ và tiêu thụ nông sản, đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển dịch vụ, đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch, gắn phát triển du lịch với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển và nâng cao chất lượng GD&ĐT, tăng cường công tác CSSK nhân dân, đảm bảo VSATTP. Phát triển khoa học công nghệ tạo động lực cho phát triển kinh tế. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên gắn với BVMT. XĐ-GN bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Giữ vững AN-QP trong thời kỳ mới.

 

Phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với truyền thống đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Cao Phong quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH được đề ra, đưa huyện phát triển toàn diện theo hướng NTM ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

 

                                                        Phạm Văn Long

                                          Chủ tịch UBND huyện Cao Phong

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục