Sau khi báo chí đăng tải vụ Công ty thủy sản Bình An nợ hàng trăm tỷ đồng tiền mua cá của nông dân, đến nay không trả được, Thủ tướng yêu cầu UBND TP Cần Thơ kiểm tra, xử lý và báo cáo trước ngày 25/3.

 

Chiều 13/3, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo về vụ nợ tiền mua cá nông dân hàng trăm tỷ đồng của Công ty thủy sản Bình An (Bianfishco) được báo chí phản ánh. Theo những thông tin đăng tải trước đó, nữ đại gia thủy sản Phạm Thị Diệu Hiền - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bianfishco đã ra nước ngoài để chữa bệnh, trong khi công ty đang nợ hàng trăm tỷ đồng tiền mua cá của nông dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đến nay không trả được.

Thủ tướng chỉ đạo UBND thành phố Cần Thơ kiểm tra sự việc, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo trước ngày 25/3.

Nguồn tin từ Bianfishco ngày 12/3 cho hay, công ty hiện còn nợ 45 hộ nông dân tiền mua cá, tổng trị giá là 261 tỷ đồng, giảm 3 tỷ đồng so với gần một tuần trước đó. Nguồn vốn để trả nợ cho nông dân được ông Trần Văn Trí - Tổng giám đốc mới của Bianfishco (chồng nữ nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền) cho biết là bán nhà máy thủy sản cho một tập đoàn tài chính của Hà Lan.

Ông Trí cũng cho biết thêm, bà Hiền (vợ ông) hiện đang chữa bệnh ở nước ngoài và sẽ về Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Trong khi đó, UBND TP Cần Thơ cũng đã lập đoàn kiểm tra nợ của Bianfishco để tìm hướng giải quyết vụ việc.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - cho biết đã thành lập đoàn công tác kiểm tra tình hình nợ nần tại Bianfishco do Trưởng Ban Quản lý khu Chế xuất và công nghiệp TP Cần Thơ làm trưởng đoàn. Hiện đoàn công tác mới báo cáo Bianfishco nợ nông dân trên 260 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội 3 tỷ đồng, các khoản nợ khác chưa có con số thống kế chính thức.

Là người được hai nông dân ủy quyền tham gia phiên tòa sơ thẩm xử vụ kiện đòi Bianfishco trả nợ mua cá tra vào ngày 16/3 tới đây, luật sư Nguyễn Trường Thành, Trưởng Văn phòng Luật sư Vạn Lý ở Cần Thơ đã ký văn bản gửi cơ quan chức năng TP Cần Thơ đề xuất những phương án giải quyết nợ tại Bianfishco.

Trong đó có phương án thẩm định lại giá trị tài sản của Bianfishco gồm nhà máy chế biến thủy sản, nhà máy sản xuất nước uống Collagen và Viện Nghiên cứu Thủy sản Bình An xem có tương đương với tổng vốn điều lệ của công ty hay không. Sau đó tiến hành thành lập pháp nhân mới trên cơ sở giao 52% cổ phần của bà Hiền và gia đình tương đương với 252 tỷ đồng để thanh toán nợ cho Ngân hàng ACB (62 tỷ đồng), phần còn lại phân bố theo tỷ lệ tương ứng cho các nông dân đang bị Bianfishco nợ tiền mua cá.

Khi đó, 48% cổ phần của các cổ đông khác được giữ nguyên để đi đến đại hội, thay đổi điều lệ, bầu mới Chủ tịch HĐQT cũng như Tổng giám đốc, đăng ký kinh doanh lại theo pháp nhân mới được thành lập. Nếu không thực hiện phương án này thì Bianfishco có thể triệu tập đại hội cổ đông, trong đó mới Ngân hàng ACB với trên 40 nông dân là các chủ nợ cùng tham dự để thống nhất chuyển nhượng nhà máy nếu có đối tác nước ngoài mua. Như vậy, sau khi đã bán nhà máy thì tiền thu được sẽ thanh toán nợ cho ngân hàng, nông dân, bảo hiểm xã hội…

Tuy nhiên, ông Trần Văn Trí cho biết Bianfishco là thương hiệu Việt, là tâm huyết cả đời của vợ chồng ông. Vì vậy, không thể bán hết nhà máy mà chỉ bán khoảng 80% cổ phần, gia đình giữ lại một phần.

 

                                                                        Theo VnExpress

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục