Người dân xóm Tớn, xã Nam Sơn (Tân Lạc) chăm sóc su su lấy ngọn.

Người dân xóm Tớn, xã Nam Sơn (Tân Lạc) chăm sóc su su lấy ngọn.

(HBĐT) - Xóm Tớn là xóm đặc biệt khó khăn của xã Nam Sơn (Tân Lạc) đã và đang hưởng lợi từ dự án giảm nghèo (DAGN). Triển khai DAGN giai đoạn 2, BQL dự án huyện, UBND xã đã tổ chức họp dân trong thông tin mục đích, ý nghĩa của dự án, bàn bạc, lấy ý kiến người dân đi đến thống nhất triển khai ba tiểu dự án là làm đường giao thông thôn xóm, xây dựng mương tưới cho lúa, hoa màu, trồng su su lấy ngọn là những nhu cầu bức thiết về xây dựng hạ tầng và cải thiện điều kiện sản xuất.

 

Ông Hà Văn Hoàng, Trưởng nhóm đấu thầu và thắng thầu, thực hiện thi công đường giao thông kể: Xóm Tớn có nhiều khó khăn và nhu cầu về cơ sở hạ tầng rất lớn. Người dân phấn khởi vì khi thực hiện quy trình của DAGN được bàn bạc đi đến thống nhất. Được đấu thầu, nhóm trúng thầu sẽ thi công và thực hiện giám sát. Khi tuyến đường hoàn thành, ai cũng phấn khởi. Từ ngày có đường, thuận tiện rất nhiều, mưa gió cũng đi được xe máy tới tận nhà và ra đường liên xã. Từ ngày có mương tưới, xóm đã thâm canh được 2 vụ lúa, 1 vụ rau khá ổn định, cải thiện đáng kể cuộc sống người dân. Các hộ dân trong xóm hưởng ứng đóng góp công sức, vật liệu làm được 168 m đường nội thôn đến nay đã phát huy tác dụng. Cũng theo nguyên tắc công khai, bàn bạc đi đến thống nhất trong xóm đã xây dựng được 420 m mương, góp phần phát triển phục vụ sản xuất, xóm đã cấy được 2 vụ lúa, 1 vụ rau. Đối với tiểu dự án trồng 2.000 m2 của DAGN tại xóm cũng đang phát triển khá tốt. Chị Bùi Thị Thanh cho biết: Cây su su đã từng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lúa, ngô nên 10 phụ nữ tham gia cũng đã lựa chọn mô hình này, dự kiến chỉ trong vài tháng nữa sẽ có thu hoạch. Mới đây, đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới do Giám đốc chiến lược và hành động khu vực Đông á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới và các cộng sự đến khảo DAGN tại xóm Tớn (Nam Sơn) đã có cảm nhận tốt đẹp về hiệu quả của DA cho rằng, người dân được thực sự tham gia và hưởng lợi từ dự án.

 

Nhiều xã nằm trong vùng dự án cũng đã tạo được hiệu quả khi thực hiện QCDC. Dự án làm mương xóm Cọi, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) có tổng mức đầu tư khoảng 92 triệu đồng, tuy nhiên đã huy động người dân đóng góp được khoảng 30%, nâng tổng giá trị đầu tư của tiểu dự án này lên khoảng 120 triệu đồng. Tiểu dự án bắt đầu triển khai từ năm 2011 đến vụ xuân này đã đưa vào khai thác bảo đảm tưới cho 10 ha lúa. Hiện nay, BQL DAGN đang chỉ đạo cơ sở tiếp tục thực hiện QCDC trong quá trình thực hiện các hợp phần, tiểu dự án. Theo tính toán điều tra sơ bộ, người dân tích cực hưởng ứng đóng góp trung bình từ 5-10% tổng mức đầu tư dự án, nhiều công trình, dự án phát huy hiệu quả cao nhằm cải thiện điều kiện SX và dân sinh của người dân vùng dự án.

 

DAGN giai đoạn 2 có tổng vốn đầu tư trên 21,8 triệu USD, triển khai trên địa bàn 42 xã ở các huyện trên bàn tỉnh. Theo ông Bùi Minh Tráng, Trưởng BQL DAGN tỉnh, BQLDA đang tập trung chỉ đạo cơ sở triển khai theo đúng nguyên tắc cam kết với Ngân hàng Thế giới theo kế hoạch đề ra. Tất cả đều được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát. DAGN được thực hiện bắt đầu tư khâu lập kế hoạch, tiếp đến là tổ chức họp dân đề xuất các danh mục đầu tư. Trong thực hiện đối với hợp phần ngân sách xã có nội dung xây dựng hạ tầng, người dân có thể thành lập nhóm tham gia dự thầu. Quá trình xét, lựa chọn nhà thầu, người dân có thể thành lập nhóm tham gia dự thầu các tiểu dự án, giám sát các công trình tổ chức quản lý, bảo trì đưa công trình vào khai thác. Đối với hoạt động sinh kế của nhóm và của tổ phụ nữ, người dân cũng được tham gia theo quy trình trên và họ cũng được hưởng lợi. Trong hợp phần phát triển kinh tế   huyện làm chủ đầu tư, người dân được tham gia trong   suốt quá trình. Trong hợp phần phát triển ngân sách  xã, tiểu hợp phần hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ SX, phù hợp với nhu cầu của địa bàn, từng bước giúp người dân  tiếp cận với các nguồn hỗ trợ và tín dụng khác. Các hoạt động này được thực hiện theo từng nhóm hộ và được các nhóm hộ quản lý, theo dõi nhằm phát triển bền vững, giúp nâng cao trách nhiệm trong bảo tồn số vốn đã được đầu tư.

 

 

                                                                Lê Chung

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục