Thị trường phân phối bán lẻ đang bước vào giai đoạn sàng lọc, đào thải khắc nghiệt. Ngoài những doanh nghiệp đã bỏ cuộc, dự báo sẽ còn nhiều thương hiệu khác sẽ mất đi

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh công bố trong 3 tháng đầu năm, đã có trên 2.400 doanh nghiệp (DN) làm thủ tục giải thể và trên 11.600 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, DN hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đăng ký giải thể nhiều nhất, chiếm đến 26,1%.

Cuộc sàng lọc khắc nghiệt

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế trong 3 tháng đầu năm ước tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 5%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trên 10% trong vài năm trở lại đây. Tại TPHCM, hầu hết DN bán lẻ lớn đều giảm lượng hàng bán ra, có nơi giảm đến 51% so với tháng Tết, dù các siêu thị vẫn duy trì khuyến mãi mạnh.


Để giữ chân khách hàng, các siêu thị đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá. Ảnh: HỒNG THÚY

Theo tổng giám đốc một chuỗi siêu thị điện máy, ngành điện máy đang đứng trước nhiều rủi ro lớn. Đa số nhà bán lẻ điện máy “mượn đầu heo nấu cháo”, nghĩa là được nợ tiền hàng từ nhà cung cấp trong vòng 3-4 tuần hoặc nhiều hơn, nhà bán lẻ dùng tiền này để mở điểm bán mới; khi đến hạn thanh toán thì vay ngân hàng từ tài sản thế chấp và hàng tồn kho để trả nợ cho nhà cung cấp.
Bình thường vòng quay này diễn ra suôn sẻ nhưng khi thị trường ế ẩm, hàng không bán được thì nợ chồng nợ, đến khi không thể xoay được nữa thì sẽ vỡ nợ. Với những khó khăn của nền kinh tế, sức mua giảm sút, chi phí tăng cao... dự báo sẽ còn nhiều trung tâm bán lẻ điện tử, điện máy giải thể.

Ông Nguyễn Thành  Nhân, Phó Tổng  Giám đốc Saigon Co.op, cho biết  suy thoái  đẩy các nhà bán lẻ vào cuộc sàng lọc khắc nghiệt. DN nào có hệ thống logistic tốt, có vị trí siêu thị “đắc địa”, bộ máy bán lẻ  chuyên nghiệp thì tồn tại và phát triển được. Ngược lại, DN thiếu kinh nghiệm, không chuyên thì sẽ bị đội chi phí lên cao, tăng rủi ro.

Chật vật vượt “bão”

Thực tế cho thấy những DN bán lẻ lớn, có tiềm lực mạnh và nhanh nhạy ứng phó với diễn biến thị trường mặc dù vẫn giữ được mức tăng doanh thu nhưng lợi nhuận sụt giảm. Nguyên nhân là do trượt giá, chi phí đầu vào tăng, chi mạnh cho các chương trình kích cầu... Một số siêu thị mặc dù tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi nhưng sức mua vẫn giảm 10% so với cùng kỳ. Riêng các siêu thị điện máy, tình hình còn ảm đạm hơn khi sức mua giảm đến 30% - 40% và nhiều dự báo tình trạng này còn kéo dài đến hết năm.

Ngay cả đơn vị lớn như Saigon Co.op, để giữ được mức tăng trưởng theo kế hoạch, đơn vị đã phải giảm lãi, “bơm” tiền vào các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng. Ông Nguyễn Thành Nhân cho biết tính sơ bộ, chi phí dành cho khuyến mãi, chăm sóc khách hàng trong quý I của đơn vị đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

Ông Bùi Chí Cường, Giám đốc tiếp thị chuỗi Trung tâm Điện máy và Nội thất Thiên Hòa, cho biết bên cạnh khó khăn mang tính đặc thù là vốn nặng, khi có sản phẩm mới ra thì sản phẩm cũ rớt giá nhanh, sức mua giảm trong điều kiện các chi phí mặt bằng, nhân viên, điện, nước... không thể giảm đang đẩy các DN vào chân tường, nhiều DN bị lỗ kép.

 

                                                                       Theo Báo NLĐ

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục