Cán bộ, CNV Công ty TNHH Trung Sơn kiểm tra dây chuyền thiết bị dự án xi măng Hòa Bình.

Cán bộ, CNV Công ty TNHH Trung Sơn kiểm tra dây chuyền thiết bị dự án xi măng Hòa Bình.

(HBĐT) - Hạ tầng kỹ thuật - xã hội của huyện Lương Sơn đã thay đổi đáng kể trong mấy năm qua, nhưng vẫn còn yếu và thiếu đồng bộ. Huyện đang triển khai một số giải pháp huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

 

Lương Sơn là cửa ngõ của tỉnh, giao thoa giữa các tỉnh Tây Bắc với thành phố Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng nằm trên trục QL 6 và đường Hồ Chí Minh. Vị trí này đã tạo ra những ưu thế trong phát triển của Lương Sơn. Huyện đang khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, tạo chuyển dịch khá ấn tượng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân. Mấy năm nay, huyện đạt mức tăng trưởng bình quân 17,3%. Năm 2010 đạt 18,2%. Đến năm 2011 là 26%, trong đó: nông - lâm nghiệp tăng 2,6%; công nghiệp - xây dựng 43%, dịch vụ 21,9%. Cơ cấu kinh tế           nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng; dịch vụ lần lượt là 19,8%, 48,3% và 31,9%. Thu ngân sách đạt 130, 2 tỷ đồng. Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục được đầu tư cả về cơ sở vật chất và được tăng cường về chất lượng hoạt động. Tỷ lệ hộ nghèo còn 9,23%. Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 65,25%...

 

Mặc dù vậy, hạ tầng kinh tế kỹ thuật - xã hội của huyện đang yếu và thiếu đồng bộ, nhất là đường giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm xá, cấp thoát nước, thông tin, viễn thông... Để giải quyết bài toàn trên, tạo  lực đẩy mới cho sự phát triển, Lương Sơn đã và đang triển khai những giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển KT -XH, cải thiện dân sinh. Trong đó Lương Sơn thực hiện một số giải pháp trọng tâm là: nâng cao chất lượng và thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước về đầu tư kết cấu hạ tầng. Đặt mục tiêu đến năm 2015, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch, nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90%; 100% hộ được sử dụng điện quốc gia vào năm 2015; số xã đạt tiêu chuẩn NTM đạt 20% vào năm 2015; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 65%; bảo đảm nước thải và chất thải rắn được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn... Đến năm 2020 và những năm tiếp theo đặt các mục tiêu trên ở mức cao hơn.

 

Theo đó, huyện đang phối hợp với các ngành chức năng và các đối tác xây dựng quy hoạch chung, ngành, lĩnh vực làm cơ sở để phát triển theo quy hoạch và quản lý quy hoạch. Huyện đang hoàn thiện đề án tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để sớm trở thành thị xã. Lương Sơn đã khung thời gian và lộ trình để triển khai dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo các lĩnh vực như: giao thông, thủy lợi, cấp điện, nước sạch và vệ sinh môi trường; thông tin liên lạc, thương mại - dịch vụ; văn hóa - xã hội. Trong điều kiện nguồn ngân sách bố trí eo hẹp, Lương Sơn đang  tính toán huy động đa dạng các nguồn lực tạo vốn để triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị, nhà ở, thương mại dịch vụ trên địa bàn, đặc biệt ngoài nguồn vốn NSNN, chú trọng đến huy động nguồn vốn ODA, nguồn vốn của doanh nghiệp, nhà đầu tư, hình thức đầu tư BT... Đối với hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị, một nội dung quan trọng trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật, Lương Sơn đã định hình được quy hoạch phát triển, trước mắt đã có kế hoạch đa dạng kết hợp các hình thức đầu tư xây dựng các tuyến đường nội thị; đường liên xã đấu nối với các tuyến QL và tuyến đường liên kết trong vùng, mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông hiện có đáp ứng yêu cầu phát triển KT -XH.

 

     

Dự án xi măng Hòa Bình đi vào hoạt động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Lương Sơn.

 

Lương Sơn đã, đang và chuẩn bị triển khai nhiều dự án phát triển KCN, CCN, đô thị, nhà ở, điện chiếu sáng phục vụ sản xuất và sinh hoạt; du lịch, thương mại, chợ, bến xe; các  cơ sở đào tạo, dạy nghề; hạ tầng bệnh viện, trạm xá, trường học, trụ sở... Cùng với đó Lương Sơn đang coi trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức từ huyện xuống cơ sở ủng hộ chủ trương thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai dự án sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch. Lương Sơn cũng đang chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các dự án triển khai bảo đảm tiến độ, đồng thời kiến nghị, đề xuất xử lý các dự án không triển khai theo quy định của pháp luật. Huyện đang chú trọng triển khai các chương trình chuyển đổi ngành nghề cho nông dân bị thu hồi đất, chú trọng phát triển các loại hình du lịch trang trại, sinh thái, hệ thống dịch vụ tại các KCN nâng cao mức sống cho nhân dân trong vùng; gắn xây dựng kết cấu hạ tầng với với xây dựng NTM. Lương Sơn đang đề xuất với tỉnh xây dựng, ban hành cơ chế đặc thù nhằm thu hút đầu tư và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thu hút và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.

 

                                                                                     Lê Chung

Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục