Ngày 5/5, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản tổ chức hội thảo “Kinh tế bong bóng: Một số bài học của Nhật Bản” với sự tham gia của các chuyên gia tài chính, kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam.

 

“Bong bóng” là hiện tượng khi các yếu tố nền tảng của nền kinh tế bị chia tách mạnh, giá tài sản như giá cổ phiếu, giá đất đai tăng cao và khi các nhà đầu tư bán tháo đồng loạt, giá tài sản giảm mạnh và bong bóng tan vỡ. Nền kinh tế luôn lặp đi lặp sự phát sinh và tan vỡ của bong bóng.

Trường hợp của Nhật Bản, “Bong bóng” bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1980 và khủng hoảng tài chính ở cực điểm năm 1997-1998. Tuy nhiên, ảnh hưởng đối với nền kinh tế thực của khủng hoảng tài chính Nhật Bản những năm 1990 chỉ giới hạn ở trong nước. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 có những điểm tương đồng với “10 năm mất mát” của Nhật Bản là đầu tư thiếu cẩn thận nên giá bất động sản tăng cao, sau đó khủng hoảng do giá bất động sản suy giảm…

Khủng hoảng của thế kỷ 21 do sự phổ cập của kỹ thuật chứng khoán hóa mà rủi ro được phân chia cho các nhà đầu tư thông qua thị trường. Sự tổn thất của các tổ chức tài chính tín dụng của Mỹ ngang bằng với tổn thất của Nhật Bản những năm 1990. Nhật Bản cũng đã học được ở Mỹ một số giải pháp đối với khủng hoảng tài chính.

Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, đây là thời điểm Việt Nam có thể tìm cho mình hướng đi đúng. Những gợi ý cho Việt Nam là khi khủng hoảng tài chính lan tỏa thì cần thiết phải hình thành sẵn hệ thống tài chính tín dụng trong nước mang tính đàn hồi. Cơ quan quản lý phải thực hiện vai trò duy trì tính lành mạnh của khu vực ngân hàng bằng cách tạo dựng hệ thống để nắm bắt được một cách thống nhất và liên tục vấn đề nợ xấu; chế độ cảnh báo và xử lý sớm, thanh khoản hóa tài sản.

Cơ quan quản lý phải chú ý tới “cú sốc” đối với hệ thống sản xuất như cấu trúc lại các khoản nợ của các doanh nghiệp có nợ xấu, không tạo ra các “doanh nghiệp ma”. Điều quan trọng nhất là bong bóng có thể lặp đi lặp lại nhưng khủng hoảng thì không xảy ra lần thứ 2 và ứng phó phải mang tính thực tiễn và linh hoạt.

Với vấn đề cụ thể, ông Takeshi Hachimura, Cố vấn chính sách Cơ quan Tái thiết của Nhật Bản, một người đã có thâm niên 3 năm làm cố vấn tài chính cao cấp cho Việt Nam cho rằng hiện nay, vàng được giao dịch trong nước Việt Nam không thông dụng trên thế giới, lo ngại về “bong bóng vàng” hơn là “bong bóng bất động sản;” nếu xử lý việc loại trừ bong bóng chỉ bằng chính sách vĩ mô sẽ thất bại.

Ứng phó với những phát sinh liên quan đến hệ thống tín dụng, Nhật Bản tích cực áp dụng việc “rót” vốn công cho ngân hàng thiếu vốn nhưng Việt Nam thì phù hợp với giải pháp sáp nhập những ngân hàng tốt về tài chính với nhau. Việc phải ưu tiên là “cải cách cơ cấu” trước khi thực hiện đòn bẩy giám sát./.

 

                                                                    Theo TTXVN

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhiều mô hình sinh kế từ nguồn vốn dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà bước đầu có hiệu quả. Trong ảnh: Một hộ dân xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn được hỗ trợ con giống từ mô hình.
Không có hình ảnh
Cán bộ Chi cục BVTV phổ biến cách phòng trừ bệnh rệp sáp ở cây mía cho bà con xóm Ưng, xã Phú Vinh (Tân Lạc).

Không lơ là chủ quan với mưa, bão

(HBĐT) - “Đã có những biểu hiện bất thường của thời tiết. Rét đậm, bão sớm, nắng nóng rồi giảm đột ngột gây ra lốc xoáy, mưa đá. Không nặng nề như một số tỉnh khác nhưng tại một số nơi như TP Hòa Bình, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu đã có mưa đá, gió lốc gây nên những thiệt hại ban đầu về tài sản của người dân và hoa màu” - Phó GĐ Sở NN&PTNT Quách Tự Hải khái quát diễn biến cực đoan của thời tiết từ đầu năm đến nay.

Đà Bắc: Trên 17 tỉ đồng hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Năm 2012, huyện Đà Bắc được hỗ trợ trên 17 tỉ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc các xã ĐBKK. Trong đó đầu tư trên 11 tỉ đồng dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 9 xã ĐBKK và 19 xóm ĐBKK gồm 17 công trình nâng cấp cải tạo đường GTNT, 5 công trình kiên cố hoá kênh mương, 2 công trình trường học, 1 công trình nước sinh hoạt xóm Kìa, xã Yên Hòa. Các công trình này đang triển khai các bước chuẩn bị đầu tư. Đồng thời dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 hỗ trợ gần 4 tỉ đồng cho các xã ĐBKK và thôn, bản ĐBKK xã khu vực II. Ngoài ra, dành gần 900 triệu đồng duy tu bảo dưỡng công trình.

Cấp bách triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng

(HBĐT) - Qua nhiều ngày nắng nóng trên diện rộng, kết hợp với gió Lào, lượng nước thất thoát nhiều, cây rừng khô héo, xuất hiện nhiều vật liệu khô nỏ, dẫn cháy. Thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường, nắng nóng tăng cao đỉnh điểm, nhiều nơi trên địa bàn như TP Hòa Bình, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc nhiệt độ lên trên 40 C. Nguy cơ cháy rừng đang ở cấp độ nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm.

Gỡ khó về kiểm soát sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Trước thực trạng một số Thông tư, Quyết định được ban hành sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực (1/7/2011) đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản, ngày 2/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Hội nghị bàn về biện pháp thay đổi chính sách cách tiếp cận kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.

Cho vay ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu

Cho vay ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu

Tập trung thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất CN-TTCN

(HBĐT) - Bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng lạm phát và độ trễ của chính sách chống lạm phát nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng các hoạt động SX-KD lĩnh vực CN-TTCN của tỉnh ta trong những tháng đầu năm không mấy suôn sẻ biểu hiện ở mức tăng trưởng đạt thấp so với cùng kỳ năm 2011 và những năm trước đó. Chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan, tỉnh đã và đang tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động SX-KD ở lĩnh vực này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục