Người dân xã Pà Cò thu hái chè shan tuyết.

Người dân xã Pà Cò thu hái chè shan tuyết.

(HBĐT) - Xã Pà Cò (Mai Châu) có trên 500 hộ với gần 2.600 khẩu. Toàn xã có 6 hộ dân tộc Kinh, 1 hộ dân tộc Thái, còn lại là đồng bào Mông. Nhắc đến Pà Cò, nhiều người thường nghĩ đến đây là một trong 2 xã trọng điểm của huyện, tỉnh về ma túy. Nhưng còn một Pà Cò khác, đó là hình ảnh của Pà Cò với nếp sống đậm bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Mông, một Pà Cò đang nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ổn định, ấm no.

 

Con đường từ thị trấn huyện lỵ Mai Châu đến trung tâm xã Pà Cò dài gần 40 km. Đoạn từ quốc lộ 6 rẽ vào xã trước đây là đường dốc núi cao, ngoằn ngoèo đầy những đá hộc, đá tảng, để đến được xã là một hành trình gian khó, vất vả, với sự đầu tư của các chương trình, dự án, tuyến đường được trải nhựa êm thuận nên việc đi lại đã thuận lợi hơn nhiều. Dọc hai bên đường vào xã là những vạt chè shan tuyết, vườn mận trải dài, thấp thoáng những nếp nhà của đồng bào Mông với bóng dáng người phụ nữ mặc trang phục dân tộc truyền thống tạo nên khung cảnh thanh bình. Trụ sở UBND xã được xây dựng khang trang, phòng làm việc được trang bị máy tính để bàn, laptop, máy in, máy photocopy đưa công nghệ thông tin đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Sùng A Sía, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Không chỉ có đồng bào Mông sinh sống, xã đã có các hộ người Kinh ở các tỉnh dưới xuôi như Hà Nam, Hưng Yên lên làm ăn, kinh doanh nhập khẩu vào xã, chọn đây là nơi xây dựng cuộc sống. Kinh tế của xã vẫn chủ yếu là làm nông nghiệp, nhiều hộ gia đình tiếp tục trồng mới cây ăn quả như mận, đào, chanh…

 

Kể từ khi định canh, định cư, cây mận, cây đào đã gắn bó với đồng bào Mông nơi đây. Mận được trồng quanh nhà, trong vườn, trên nương, mận Pà Cò đã có tiếng với người dân trong huyện, tỉnh, mang lại nguồn thu nhập cho bà con. Với diện tích 120 ha mận, đào toàn xã, vụ mận năm nay, toàn xã đã thu trên 380.000 kg quả, giá bán bình quân 4.500 đồng/kg, đạt giá trị trên 1,7 tỉ đồng; đào thu 60.900 kg, giá bán bình quân 1.960 đồng/kg, giá trị đạt gần 120 triệu đồng. Pà Cò còn có chè shan tuyết, một loại chè đặc sản của vùng cao. Ngoài những vườn chè cổ thụ cây to cao ngất, diện tích chè trồng mới dần được mở rộng. Toàn xã hiện có 129,5 ha chè, trong đó có 81,5 ha cho thu sản phẩm. Với sản lượng thu được trong 6 tháng đầu năm trên 28.000 kg, giá bán bình quân 9.000 đồng/kg mang lại nguồn thu trên 250 triệu đồng. Trong trồng trọt, do điều kiện địa hình núi cao nên bà con chủ yếu trồng màu, diện tích ruộng chỉ chiếm 5 ha. Ngô là loại cây trồng chính với diện tích 760 ha, giống ngô địa phương có 100 ha, còn lại là ngô lai, ngoài ra trồng 50 ha dong riềng, 5 ha khoai sọ, 20 ha rau, đậu các loại. Chăn nuôi gia súc có gần 400 con trâu, trên 800 con bò. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án, nhân dân được tạo điều kiện vay vốn Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT xóa đói - giảm nghèo, học tập, kinh doanh, đầu tư sản xuất, chăn nuôi với tổng nguồn vốn vay trên 7 tỉ đồng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập. Tính trong 6 tháng đầu năm nay, bình quân lương thực đầu người của xã đạt trên 340 kg, thu nhập bình quân đạt gần 3 triệu đồng/người.

 

Song song với đó, công tác văn hóa - thể thao, giáo dục, y tế được quan tâm. Phong trào văn nghệ quần chúng sôi nổi đều khắp các xóm, các đội văn nghệ thường xuyên, tích cực tập luyện biểu diễn trong những ngày lễ, tết, tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng do huyện, tỉnh tổ chức, mang những lời ca, điệu múa đậm bản sắc văn hóa giao lưu cùng các dân tộc anh em khác. Hệ thống giáo dục được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ngoài 3 cấp học mầm non, tiểu học, THCS, trên địa bàn xã còn có trường DTNT, tạo điều kiện thu hút con em các dân tộc trong vùng tham gia học tập. Năm học 2011-2012, xã không có học sinh nào bỏ học, tháng 5 vừa qua, xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Việc thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được trạm y tế xã triển khai đầy đủ, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được đảm bảo. Đội ngũ y tá thôn, bản ở 8/8 xóm, bản hoạt động thường xuyên, kịp thời nắm bắt, phản ánh tình hình bệnh tật ở cơ sở. Trạm y tế xã có 1 bác sỹ, 2 y sỹ, 2 y tá, 1 nữ hộ sinh, 1 cán bộ DS, từng bước nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh, CSSKSS cho nhân dân. Thời gian qua, trên địa bàn có 36 ca sinh đẻ đều thực hiện tại cơ sở y tế.

 

Mặc dù vậy, vì là địa bàn trọng điểm nên công tác đảm bảo ANCT-TTATXH được cấp ủy, chính quyền xã chú trọng – Anh Sùng A Phưa, Trưởng Công an xã cho biết. Lực lượng công an luôn nắm chắc tình hình địa bàn dân cư, theo dõi, quản lý các lượt khách đi tham quan qua địa bàn xã. Công cuộc phòng - chống ma túy luôn được đề cao, những tháng đầu năm đã xảy ra 3 vụ, bắt 6 đối tượng. Công an xã phối hợp với Công an huyện đã vận động được 2 đối tượng phạm tội ma túy tự thú chấp hành án phạt tù tại trại giam của tỉnh. Đối với các trường hợp nghiện ma túy được phân loại, quản lý chặt chẽ, tích cực tuyên truyền, vận động đi cai nghiện, đã có 14 người nghiện hoàn thành chương trình cai nghiện tại trung tâm, trong đó có 9 người đi cai nghiện thời gian 6 tháng, 5 người đi cai nghiện thời gian 12 tháng.

 

Làm tốt công tác quản lý nhân, hộ khẩu, người ngoài địa phương vào địa bàn, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phát huy vai trò của nhân dân chủ động tham gia tố giác tội phạm, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Pà Cò đang nỗ lực đẩy lùi tệ nạn ma túy, xây dựng cuộc sống ấm no, bình yên trên bản Mông.

 

                                                           Hà Thu

 

Các tin khác


Gỡ “nút thắt” nền kinh tế từ việc giảm thuế VAT ở tất cả các ngành

Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.

UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục