Năm 2012, nông dân tỉnh ta tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa mới, áp dụng KH-KT, năng suất lúa bình quân đạt 52 tạ/ha. Ảnh: Nông dân xóm Ve, xã Đông Bắc (Kim Bôi), thu hoạch lúa mùa, năng suất đạt 55 tạ/ha. (ảnh: BM)

Năm 2012, nông dân tỉnh ta tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa mới, áp dụng KH-KT, năng suất lúa bình quân đạt 52 tạ/ha. Ảnh: Nông dân xóm Ve, xã Đông Bắc (Kim Bôi), thu hoạch lúa mùa, năng suất đạt 55 tạ/ha. (ảnh: BM)

(HBĐT) - Năm nay, bất chấp những yếu tố rủi ro chi phối hiệu quả sản xuất, ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn đạt những thành quả đáng tự hào. Trong bối cảnh khó khăn chồng chất, tỉnh vẫn đảm bảo tốt an ninh lương thực trên địa bàn với mức bình quân lương thực có hạt đầu người khoảng 445 kg/người/năm. Đây là thành công quan trọng để tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, từ đó, tạo dựng thế và lực mới trên con đường phát triển và hội nhập.

 

Lời giải cho bài toán an ninh lương thực

 

Nông dân huyện Lạc Thủy vừa bước qua một năm sản xuất chật vật với diễn biến đầy thách thức của thời tiết, dịch bệnh, thiên tai. Với quyết tâm gồng mình vượt khó, huyện đã hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đối với lĩnh vực trồng trọt nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Theo phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy, các chỉ tiêu chính về năng suất, sản lượng cây trồng năm nay đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm khoảng 9.335 ha, đạt 107,6% kế hoạch, tăng 3,5% so với năm 2011, vượt 22,83% kế hoạch tỉnh giao (7.600 ha). Với tổng sản lượng lương thực có hạt khoảng 30.413 tấn (đạt 104,9% kế hoạch), nông nghiệp huyện Lạc Thủy đã hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu là đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

 

Những năm vừa qua, để đạt mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực một cách bền vững, ngành nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo, điều hành, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: đảm bảo diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm; điều chỉnh khung thời vụ khuyến cáo phù hợp với các loại cây trồng để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và bảo toàn năng suất; đưa vào sản xuất nhiều loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đầu tư nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi; xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông, đưa KH-KT ứng dụng vào thực tiễn sản xuất... Những giải pháp này đã phát huy hiệu quả tích cực. Theo đó, sản lượng lương thực cây có hạt hàng năm luôn đạt khoảng 360.000 tấn, an ninh lương thực trên địa bàn nhìn chung được đảm bảo vượt ngưỡng 400 kg/người/năm.

 

Ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Năm nay, sản xuất nông nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Được sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh các biện pháp khắc phục thiệt hại thiên tai, chỉ đạo gieo trồng các loại cây trong khung thời vụ tốt nhất, chủ động chuyển đổi diện tích lúa không đủ nước tưới sang trồng màu, tăng cường công tác bảo vệ thực vật, huy động các nguồn lực để đầu tư thâm canh... Kết quả là tỉnh tiếp tục đảm bảo tốt an ninh lương thực trên địa bàn với mức 445 kg/người/năm, tổng sản lượng lương thực cây có hạt toàn tỉnh đạt 360.461 tấn, diện tích cây lương thực có hạt 77.425 ha, tăng 791 ha (tương đương 0,6%) so với năm 2011, tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 2,8%, chiếm tỷ trọng 71,03 % trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Với những kết quả khá toàn diện, mưc tăng trưởng kinh tế ngành năm 2012 đạt 3,8%, dự báo chiếm khoảng 30,7% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh (chưa tính Nhà máy thủy điện Hòa Bình). Đây là thành công quan trọng để tỉnh từng bước hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

 

Từng bước hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa

 

Theo Sở NN&PTNT, thành quả khá toàn diện mà kinh tế nông nghiệp đạt được trong những năm gần đây là căn cứ quan trọng để ngành nông nghiệp của tỉnh từng bước hướng tới nền sản xuất hàng hóa. Hiện, tỉnh đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020, quy hoạch vùng an ninh lương thực đến năm 2020, quy hoạch phát triển chăn nuôi định hướng đến năm 2020... Các quy hoạch này đều nhấn mạnh định hướng xuyên suốt đối với kinh tế nông nghiệp là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Theo đó, thâm canh được xác định là xu hướng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp. Tỉnh đang tập trung đầu tư thâm canh diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày hiện có, đưa những giống mới tiến bộ thay thế giống cũ để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng như: giống chè LDP1, chè Shan tuyết, giống cam Canh, bưởi Diễn, vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên... Trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa như vùng cây nhãn, vải ở huyện Lạc Thuỷ, Kim Bôi; vùng cây có múi (cam, chanh, bưởi) ở huyện Cao Phong, Kim Bôi; vùng mía nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng chè xanh ở huyện Lạc Thuỷ, Yên Thủy, Lương Sơn; vùng chè Shan tuyết Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc... Nhiều vùng sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao như vùng cam Cao Phong cho thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng/ha; cây mía cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/ha... Như vậy, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác đã tăng đáng kể so với những năm trước đây. Thực tế này đang mở ra những cơ hội mới, tạo tiền đề tích cực để kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa.

 

Ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa là định hướng phù hợp với nông nghiệp tỉnh ta. Định hướng này đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 07-NQ/Tư của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2015. Trong tương lai, ngành NN&PTNT sẽ bám sát định hướng này và có những giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ để kinh tế nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế, xứng đáng là ngành kinh tế quan trọng đối với sự phát triển bền vững của KT-XH tỉnh nhà.

                       

 

                                                                Thu Trang 

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục