Hộ dân tộc xã Kim Bôi thu hoạch khoai tây có sự hỗ trợ giống của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Hộ dân tộc xã Kim Bôi thu hoạch khoai tây có sự hỗ trợ giống của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

(HBĐT) - Nhằm hỗ trợ đồng bào các dân tộc đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo, chương trình 135 giai đoạn II đã triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Huyện Kim Bôi là địa phương có số xã, số hộ dân được hưởng lợi nhiều từ chương trình.

 

Xã Kim Bôi là một trong số các vùng đồng bào dân tộc được hưởng lợi mô hình trồng khoai lang, khoai tây thương phẩm. Vụ thu hoạch khoai tây, khoai lang vừa kết thúc, hàng chục hộ dân nghèo nơi đây sau khi được cấp khoai tây, khoai lang giống đã canh tác theo kỹ thuật mà chương trình tập huấn, hướng dẫn. Bà Bùi Thị Ngợi ở xóm Suối Con cho biết: Khoai ngon, đẹp củ mà lại dễ thu nhờ trồng bằng phương pháp đánh luống. Được tham gia mô hình sản xuất, được cấp giống và tiếp thu kiến thức kỹ thuật, bà và các hộ dân đã thực hiện thành công mô hình, thu nhập kinh tế hộ nhờ đó được cải thiện.

 

Theo ông Quách Tân Thản, Trưởng phòng Dân tộc huyện, tổng số có 17 xã và 9 xóm đặc biệt khó khăn được đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Riêng năm 2012, vốn chương trình 135 dành cho dự án này lên tới hơn 5,5 tỷ đồng. Để Chương trình được triển khai có hiệu quả cao, tạo được sự đồng thuận của nhân dân và phù hợp với điều kiện, năng lực sản xuất, thâm canh của đồng bào các dân tộc từng vùng, ngay sau khi có kế hoạch vốn tỉnh giao và hướng dẫn của trên, phòng Dân tộc huyện đã có văn bản hướng dẫn xã họp, đề xuất danh mục dự án. Đề nghị của xã được tổng hợp, trình UBND huyện phê duyệt danh mục dự án chi tiết trước khi phân bổ vốn cụ thể cho các danh mục, dự án. Đến nay, chương trình đã cấp hỗ trợ hơn 16.700 kg giống lúa, gần 1.200 kg giống ngô, 28.560 kg giống khoai tây và 2.800 kg giống khoai lang cho hộ dân tộc thiểu số với tổng kinh phí khoảng 750 triệu đồng. Song song với hỗ trợ giống, các hộ còn được cấp phân bón các loại với tổng lượng cấp hỗ trợ trên 114.700 kg, kinh phí 747 triệu đồng. Nhiều phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất cũng được chương trình hỗ trợ bà con. Cụ thể đã có 90 hộ được cấp cuốc, xẻng với số lượng 270 chiếc. 312 nhóm hộ các xã Lập Chiệng, Đú Sáng, Hợp Đồng, Hùng Tiến được cấp xe bò cải tiến với số lượng 1 xe/hộ. 54 nhóm hộ được cấp hỗ trợ máy cày, bừa, 17 nhóm hộ được cấp máy phu thuốc trừ sâu động cơ Honda, 15 máy phát điện được cấp cho các xã Kim Bôi, Cuối Hạ, 6 máy gặt lúa loại nhỏ và 5 máy thủy luân, 1 bộ máy tuốt lúa cũng được phân bổ cho các xã có nhu cầu.

 

Ngoài ra, dự án còn cấp hỗ trợ cho 10 nhóm hộ xóm Nà Nang – xã Tú Sơn, xóm Suối Rèo – xã Vĩnh Tiến tự mua trâu, bò sinh sản với tổng kinh phí 100 triệu đồng; xây dựng mô hình nuôi gà Đông Cảo, gà mía ở xã Bắc Sơn với 20 hộ được cấp 1.322 con gà giống và 1 máy ấp trứng, 1 máy nghiền cám, 1 máy ép cám viên, kinh phí 100 triệu đồng; xây dựng 4 mô hình nuôi lợn Móng Cái sinh sản với 165 hộ được cấp giống, kinh phí 830 triệu đồng.

 

Thực tế cho thấy, thông qua nguồn hỗ trợ của chương trình, hộ đồng bào dân tộc trong huyện được đảm bảo các điều kiện phát triển kinh tế, được khích lệ tinh thần, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo.

 

 

                                                                         Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục