Một điểm kinh doanh mua bán vàng miếng của NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố.

Một điểm kinh doanh mua bán vàng miếng của NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố.

(HBĐT) - Thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về “Quản lý hoạt động kinh doanh vàng”, tại Hòa Bình, sau gần 2 tháng đi vào hoạt động, các địa điểm kinh doanh vàng miếng từng bước đi vào ổn định. Tuy nhiên, hiện nay người dân mua vàng miếng cơ bản thuận tiện tại các địa điểm được cấp phép, còn khi bán vàng miếng, nhất là các loại vàng miếng cũ không đảm bảo tiêu chuẩn cũng như các thương hiệu ngoài SJC và AAA thì gặp khó khăn.

 

Theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên địa bàn tỉnh ta hiện có 3 điểm giao dịch kinh doanh mua bán vàng miếng, bao gồm: NHNo&PTNT Chi nhánh Hòa Bình có 1 địa điểm tại số 37, đường Cù Chính Lan, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình); Ngân hàng VPBank Chi nhánh Hòa Bình có 2 địa điểm, tại số 139, đường Cù Chính Lan, phường Phương Lâm và tại tổ 23, đại lộ Thịnh Lang (TP Hòa Bình).

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Công Pha, Giám đốc phòng giao dịch Sông Đà  (VPBank) tổ 23, đại lộ Thịnh Lang (TP Hòa Bình), cho biết: từ khi được thành lập đến, nay các điểm giao dịch vàng của VPBank Hòa Bình mới được kiện toàn hệ thống. Nhìn chung việc kinh doanh mua bán vàng miếng của VPBank Chi nhánh Hòa Bình cơ bản đáp ứng được một phần nhu cầu của khách hàng trên địa bàn thành phố cũng như một số người dân một số huyện lân cận đến mua vàng thương hiệu SJC.

 

Cũng theo ông Hà Công Pha, do mới đi vào hoạt động, để đảm bảo an toàn trong giao dịch nên Chi nhánh mới chỉ dừng ở việc mua vàng miếng thương hiệu vàng SJC. Ngoài SJC, đơn vị không mua các loại vàng miếng thuộc các thương hiệu khác. Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng một số khách hàng có vàng đem đến bán không đảm bảo theo tiêu chuẩn mới nên giá thành bị triết khấu có khi đến vài trăm ngàn/ lượng để gia công lại.

 

Tại điểm kinh doanh mua bán vàng miếng thuộc NHNo&PTNT - Chi nhánh Hòa Bình, theo một nhân viên kinh doanh tại đây cho biết, thực hiện Nghị định 24 của Chính phủ, NHNo&PTNT cũng đã kịp thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về đội ngũ, trang thiết bị kỹ thuật đo, kiểm tra vàng và kho lưu trữ theo đúng quy định. Ngay từ đầu tháng 1/2013, NHNo&PTNT đã tổ chức cho nhân viên tham gia tập huấn nghiệp vụ giao dịch, mua bán, kiểm tra chất lượng vàng. Các nhân viên còn được đào tạo cách thức nhận biết niêm phong và cách ghi hóa đơn, sê-ri cho khách. Hàng ngày, tại điểm giao dịch vàng của NHNo&PTNT thường xuyên niêm yết bảng giá mua, bán vàng miếng công khai trên bảng để người dân tiện theo dõi.

 

Tại đây, việc kinh doanh mua bán vàng miếng được thực hiện với hai thương hiệu là SJC và AAA. Vàng miếng do người dân đến bán không đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành tùy theo bao bì và hình thức miếng vàng bị biến dạng nhiều hay ít mà giá cả có những độ chênh lệch nhất định.

 

Việc các địa điểm kinh doanh vàng miếng được cấp phép trên địa bàn tỉnh ta mới dừng lại con số 3, tập trung tại thành phố Hòa Bình. Cùng đó, việc mua bán vàng miếng chỉ với hai thương hiệu SJC và AAA cũng như thủ tục giám định chất lượng vàng miếng cũ có phần chưa được chuyên nghiệp vì nhân viên mới được đào tạo đã phần nào gây khó khăn trong việc mua bán vàng miếng, nhất là người dân ở các huyện xa thành phố.

 

Nhìn chung, theo nhận định của các đơn vị kinh doanh vàng miếng, từ khi thực hiện Nghị định 24 của Chính phủ, để đảm bảo an toàn, người dân khi đi mua vàng miếng thường đến giao dịch tại 3 địa điểm đã được cấp phép có hóa đơn, chứng từ rõ ràng. Còn khi đi bán vàng miếng nhất là loại vàng bị cong vênh, bao bì dị dạng và những loại vàng không phải thương hiệu SJC, AAA như Bảo tín Minh Châu, người dân thường khá thiệt thòi bởi một là giá thấp, nhiều khi còn khó bán được.   

 

Theo khảo sát cả chúng tôi, tại một vài địa điểm kinh doanh vàng trang sức trên địa bàn thành phố Hòa Bình trong thời gian vừa qua, hiện tượng mua bán vàng miếng gần như không có. Lý do là các cửa hàng kinh doanh vàng bạc hiện không đủ tiêu chuẩn kinh doanh vàng miếng. Đồng thời vàng miếng hiện có giá cao hơn so với vàng nhẫn từ 3 – 3,5 triệu đồng/ lượng nên nếu có nể tình khách hàng trước đây mua vàng tại cửa hàng mà mua lại thì rủi ro khá cao.  

 

 

 

                                                                                 H.T

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục