Sau Tết, nhóm thực phẩm giảm giá mạnh đã khiến chỉ số giá tiêu dùng xuống thấp.

Sau Tết, nhóm thực phẩm giảm giá mạnh đã khiến chỉ số giá tiêu dùng xuống thấp.

Trong khi CPI tại Hà Nội giảm 0,21% so tháng trước thì chỉ số giá ở TPHCM cũng giảm 0,29%. Với diễn biến giá đi xuống tại 2 trung tâm kinh tế lớn nhất nước, dự kiến mức lạm phát chung tháng này sẽ ở mức thấp, tạo điều kiện hạ lãi suất ngân hàng.

 
Cục Thống kê hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 03/2013. Điều đáng chú ý ở báo cáo tháng này đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của hai địa phương này đều giảm so tháng trước.

Cụ thể, tại Thủ đô Hà Nội, CPI giảm 0,21% so với tháng trước và tăng 5,7% so cùng kỳ. Theo lý giải của Cục Thống kê Hà Nội, điều này là hợp với quy luật khi cứ thời điểm sau Tết Nguyên đán hàng năm, giá lương thực thực phẩm ổn định, dần quay lại mức giá như thời điểm trước Tết, khiến cho chỉ số giá nhóm thực phẩm giảm (giảm 1,36% so tháng trước). Đây cũng là nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ tính giá.

Quí I năm nay, giá gạo trên thị trường khá ổn định kể cả thời điểm trước, trong và sau Tết. Nguyên nhân, do nguồn cung dồi dào và có sự chỉ đạo của thành phố về bình ổn giá. Giá các loại thịt gia cầm  như vịt, ngan giảm nhẹ, giá gia cẩm khác như gà ta, gà công nghiệp giảm mạnh. Giá các loại rau tại Hà Nội giảm mạnh do thời tiết thuận lợi, rau sinh trưởng tốt, nên nguồn cung dồi dào. Tháng này nhóm ăn uống ngoài gia đình đã ổn định hơn do lương thực và thực phẩm giữ giá. 

Các nhóm khác có chỉ số tăng nhưng mức tăng không đáng kể. Một số mặt hàng như quần áo, giầy dép giá đã ổn định hơn do đang trong giai đoạn chuyển mùa. Các mặt hàng khác như bát đĩa, xà phòng và một số đồ dùng gia đình thiết yếu khác tăng nhẹ. 

Một nguyên nhân đáng kể khác là từ 1/3, giá gas trong nước đồng loạt giảm.

Ngoài rổ tính giá, chỉ số giá vàng tháng này giảm 1,38% và chỉ số giá USD tăng 0,42% so với tháng trước.

Như vậy, với mức tăng CPI tháng 1 là 0,95%, tháng 2 là 1,3% và tháng 3 giảm 0,21%, sau 3 tháng, CPI của Hà Nội đã tăng 2,04% so đầu năm, đưa mức tăng bình quân quý I năm 2013 so cùng kỳ là 6,03%.

Tại TPHCM, CPI tháng 3 giảm 0,29% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng có 6 nhóm hàng có mức giá giảm là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (-0,62%); nhóm hàng lương thực, thực phẩm (-0,6%); nhóm đồ uống và thuốc lá (- 0,35%);  nhóm giao thông (-0,34%); nhóm văn hóa - giải trí - du lịch (-0,47%). 

Chỉ có 2 nhóm có mức giá tăng là nhóm nhà ở, điện nước và chất đốt (tăng 0,38%) và nhóm thiết bị đồ dùng gia đình (tăng 0,07%). 

Chỉ số giá tiêu dùng tại TPHCM giảm mạnh sau Tết.
Chỉ số giá tiêu dùng tại TPHCM giảm mạnh sau Tết.

Cục Thống kê TPHCM cho biết, giá hàng lương thực giảm do hiện nay lượng hàng cung cho xuất khẩu bị hạn chế, lúa hàng hóa còn tồn động trong dân cần phải tiêu thụ nhiều lớn. Giá hàng thực phẩm giảm do mức tiêu thụ trên thị trường đã trở về mức trung bình trong năm, nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức cao so với đầu năm và cùng kỳ năm trước.

So với tháng 3/2012, chỉ số CPI vẫn tăng 2,85% nhưng là tháng có mức tăng so với cùng kỳ thấp nhất tính từ năm 2003 đến nay. Còn nếu so với tháng 12 năm ngoái thì chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 1,15%.  

Không nằm trong rổ tính giá, giá vàng giảm 2,94% so với tháng trước, giảm 1,1 % so với tháng 3/2012. Chỉ số giá USD tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 1,65% so với tháng 3/2012. 

Với diễn biến giá tại hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước trong trạng thái giảm phát, dự kiến, CPI cả nước tháng này sẽ ở mức thấp. Đây là điều kiện để giảm lãi suất huy động và cũng là cơ sở để hạ lãi suất cho vay.
 
 
                                                                             Theo Dantri
 
 

Các tin khác


Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục