Nhiều hộ gia đình xóm Mon, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) phát triển kinh tế rừng nâng cao thu nhập.

Nhiều hộ gia đình xóm Mon, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) phát triển kinh tế rừng nâng cao thu nhập.

(HBĐT) - Xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) hiện có hơn 300 ha rừng tự nhiên. Nhờ biết phát huy lợi thế và tiềm năng từ rừng, nhiều năm nay, kinh tế rừng đã góp phần lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

 

Ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Phúc Tiến cho biết: là một xã vùng sâu, ít ruộng đất nên từ lâu, kinh tế Phúc Tiến chỉ biết nhìn vào đồi rừng và chăn nuôi. Từ năm 2006, Đảng ủy đã ra nghị quyết phát triển KT-XH, trong đó, xác định kinh tế rừng là trọng yếu. Từ đó, tại tất cả các xóm trong xã, người dân đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng gắn với chăn nuôi để từng bước xóa đói - giảm nghèo.

 

Năm nay, gia đình ông Bùi văn Thảo, xóm Mon chính thức thoát khỏi danh sách hộ nghèo và bài toán thoát thoát nghèo của ông bắt đầu từ kinh tế rừng. Theo ông Thảo, gia đình trước đây vốn chủ yếu làm nông nghiệp, vào những ngày nông nhàn đi làm phụ hồ quanh các xã trong huyện. Tuy nhiên, đồng lương làm thuê không khá giả nhưng lại thường phải đi làm xa nhà và rất vất vả. Tìm cách để thoát nghèo, ông đã được Hội Nông dân xã hướng dẫn nhận khoán đất rừng để trồng keo lai và tín chấp vay vốn hộ nghèo. Có vốn ông đầu tư chăn nuôi lợn và gà. Lấy ngắn nuôi dài, hiện nay, gia đình ông đã có hơn 1 ha keo đang bắt đầu cho thu và trung bình mỗi năm xuất gần 1 tấn lợn thịt. Chính từ đó, gia đình ông đã có thu nhập ổn định và từng bước thoát nghèo hiệu quả.  

 

Không chỉ giúp thoát nghèo, nhiều hộ gia đình đã vươn lên có cuộc sống khá giả từ kinh tế đồi rừng. Gia đình ông Đinh Công Phượng (xóm Quyết Tiến) trước đây cũng là một trong những hộ nghèo trong xóm. Nhà có nhiều lao động nhưng ruộng đất ít lại không có vốn đầu tư làm ăn nên hầu hết, ông và vợ con đều phải đi làm thuê vào lúc nông nhàn. Từ năm 2006, cùng với chủ trương của cấp ủy Đảng, chính quyền và thực hiện dự án 661 về trồng rừng, gia đình ông đã mạnh dạn nhận khoán trồng 2 ha keo tai tượng. Từ 2 ha keo ban đầu, nhận thấy công chăm sóc ít mà lợi nhuận thu được khá. Từ những lợi thế ban đầu đó, gia đình ông tiếp tục tự mở rộng diện tích trồng keo, hiện nay, gia đình ông đã có 30 ha keo hiện đang bắt đầu cho thu ở chu kỳ thứ 2. Ngoài ra, đình ông Phượng, ở các xóm Quyết Tiến, Mon, nhiều hộ cũng đã lấy kinh tế rừng làm hướng đi chủ yếu. Theo ông Hồng, hiện nay, toàn xã có hơn 100 ha keo tai tượng, trong đó, tập trung nhiều nhất tại xóm Mon và Quyết Tiến, ở đây trung bình mỗi hộ có khoảng 1 ha keo đang bắt đầu cho thu ở chu kỳ thứ 2. Ngoài việc phát triển kinh tế rừng, nhiều hộ dân ở đây đã tích cực lấy ngắn nuôi dài trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gà thả và trồng các loại cây màu ngắn ngày để tăng thêm thu nhập, trong đó, chủ yếu là cây sắn với diện tích hơn 170 ha, 10 ha khoai sọ, 73 ha xả …  Bên cạnh đó, trên địa bàn xã Phúc Tiến, hiện nay cũng đã bắt đầu hình thành các xưởng sơ chế sản phẩm lâm nghiệp từ rừng như xưởng sơ chế bột keo, ép gỗ… Với việc xây dựng các xưởng chế biến lâm sản, giá trị từ rừng đã được nâng cao hơn nhiều, góp phần mang lại thu nhập cho người dân. Theo số liệu của UBND xã Phúc Tiến, với lợi thế rừng và biết khai thác tốt tiềm năng đất đai cùng với những cơ chế chinh sách hợp lý, kinh tế rừng đã giúp cho nhiều hộ dân ở Phúc Tiến mở ra hướng đi góp phần xóa đói - giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Hiện nay, thu nhập bình quân tại Phúc Tiến đạt hơn 18 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,67%.

 

 

                                                                               Đinh Hòa

 

 

Các tin khác


Gỡ “nút thắt” nền kinh tế từ việc giảm thuế VAT ở tất cả các ngành

Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.

UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục