Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đại diện các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh tham dự hội nghị trực tuyến.

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đại diện các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh tham dự hội nghị trực tuyến.

(HBĐT) - Ngày 6/6, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Ban Bí thư T.Ư Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện NQT.Ư 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT). Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đại diện các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã tham dự hội nghị trực tuyến.

 

Theo đánh giá của BCĐ T.Ư tổng kết NQT.Ư 5 (khóa IX), sau 10 năm thực hiện NQ, về cơ bản hệ thống cơ chế chính sách phát triển KTTT đã được ban hành. Đến nay, có 35 tỉnh, thành phố có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã (HTX); 20 tỉnh, thành phố có chính sách hỗ trợ về đất đai; 24 tỉnh, thành phố có chính sách về tài chính, tín dụng; 23 tỉnh, thành phố có chính sách hỗ trợ ứng dụng KHCN, một số tỉnh, thành phố có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và xúc tiến thương mại cho HTX. Việc thực hiện các chính sách này đã có tác động tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để khu vực KTTT có những chuyển biến tích cực. Số tổ hợp tác tiếp tục tăng lên, các HTX cũ về cơ bản đã chuyển đổi xong; nhiều HTX thành lập mới với các mô hình đa dạng. KTTT đã khắc phục  một phần tình trạng yếu kém, được củng cố một bước về mặt tổ chức, nâng cao năng lực nội tại, tích lũy đầu tư phát triển, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu, lợi ích của các thành viên, tạo việc làm góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị của địa phương và đóng góp vào phát triển KT-XH của đất nước.

 

Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện NQ, BCĐ T.Ư cũng thẳng thắn đánh giá: KTTT vẫn chưa thoát khỏi yếu kém kéo dài; việc khắc phục những hạn chế, yếu kém trước đây còn chậm. Nhiều HTX vẫn trong tình trạng khó khăn, năng lực nội tại yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ lạc hậu. Năng lực, trình độ cán bộ quản lý trong khu vực HTX còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được nhiệm vụ SXKD trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Nhiều HTX hoạt động chưa đúng với nguyên tắc. Sự liên kết, hợp tác của xác HTX chưa thật chặt chẽ, hiệu quả thấp, vai trò của liên hiệp HTX chưa được phát huy.

 

Với mục đích tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, đưa KTTT thực sự là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng của kinh tế quốc dân, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 56-KL/TƯ về đẩy mạnh thực hiện NQT.Ư5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT với 5 nhóm giải pháp thực hiện: Thống nhất và nâng cao nhận thức về bản chất, vai trò của KTTT, HTX; Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, CBĐV trong phát triển KKTT; Tăng cường công tác QLNN về KTTT từ TƯ đến địa phương; Tổ chức triển khai có hiệu quả Luật HTX năm 2012, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KTTT; Tăng cường vai trò, trách nhiệm của tổ chức liên minh HTX. MTTQ, các đoàn thể nhân dân, hội, hiệp hội trong phát triển KTTT.

 

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh, UV Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đề nghị: Ban cán sự Đảng, các ban Đảng, Đảng đoàn, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tiếp tục coi trọng quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu NQT.Ư 5 (khóa IX); quan tâm đổi mới phương thức học tập nghị quyết cho CBĐV và nhân dân; chăm lo củng cố, phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể trong tổ chức kinh tế; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của nền KTTT.

 

Đồng chí cũng yêu cầu: Các địa phương xác định rõ vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền trong thúc đẩy phát triển KTTT; tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện NQ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tăng cường năng lực QLNN về KTTT, đồng thời tiếp tục củng cố, kiện toàn, đổi mới hoạt động của các HTX…

 

 

                                                                               Hoàng Nga

 

 

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục