Qua tuyên truyền, vận động xây dựng NTM, nông dân xóm Cha Long, xã Tòng Đậu (Mai Châu) xóa vườn tạp chuyển trồng rau cho thu nhập cao.

Qua tuyên truyền, vận động xây dựng NTM, nông dân xóm Cha Long, xã Tòng Đậu (Mai Châu) xóa vườn tạp chuyển trồng rau cho thu nhập cao.

(HBĐT) - Với việc vận dụng và lồng ghép các nguồn hỗ trợ như hỗ trợ sản xuất, vay vốn ưu đãi, Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã Tòng Đậu (Mai Châu) đã có hệ thống hạ tầng cơ sở thiết yếu khá hoàn chỉnh, dần đáp ứng tiêu chí xây dựng NTM.

 

Trong các năm 2011 – 2012, từ nguồn vốn của chương trình trên 1 tỷ 230 triệu đồng, xã đã triển khai xây dựng, kiên cố hóa các tuyến kênh, mương nội đồng với trị giá 900 triệu đồng. Bên cạnh đó, dành 330 triệu đồng hỗ trợ sản xuất, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Cùng với vốn chương trình, xã đã huy động sức dân tham gia đóng góp ngày công lao động cho công trình có trị giá gần 200 triệu đồng. Nghiên cứu, tìm hiểu, xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng thực tế, xã đã sử dụng nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đối tượng hộ nghèo, cận nghèo nuôi gà thịt, cá thịt, trồng xoan và keo phân tán hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất bền vững. Các nguồn vốn đã phát huy hiệu quả cụ thể trong thực tiễn cuộc sống, sản xuất của người dân các xóm. Chẳng hạn như hệ thống kênh mương đầu tư tại xóm Cha Long đã đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho hàng chục ha lúa, khắc phục được tình trạng ngập úng về mùa mưa, hạn cục bộ về mùa khô. Sau 1 năm chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ mô hình nuôi cá thịt, đàn cá phát triển tốt, một số hộ tham gia đã có báo cáo kết quả thu hoạch và tái duy trì đàn sau thu hoạch. Số xoan và keo phân tán đã đầu tư nhờ thực hiện đúng khung thời vụ đang sinh trưởng khá, hộ dân các xóm tiếp tục chăm sóc, bảo vệ. Theo ông Đinh Văn Long, Chủ tịch UBND xã, có một thuận lợi là cán bộ, đảng viên, nhân dân có nhận thức tốt về ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong xây dựng NTM ở xã. Người người, nhà nhà đồng tâm, dốc sức ủng hộ, tham gia bằng nhiều hình thức từ tuyên truyền, vận động, góp công, góp của, hiến đất, hoán đổi đất để xây dựng khu trung tâm xã, làm đường giao thông nông thôn. Thông qua các nguồn vốn lồng ghép, hệ thống điện, đường, trường, trạm dần đáp ứng các tiêu chí NTM. Cụ thể như dự án, hệ thống lưới điện nông thôn của xã đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp thông qua dự án năng lượng nông thôn RE II mở rộng. Đầu năm 2013, dự án xây dựng nhà trạm y tế xã có tổng vốn 4,1 tỷ đồng được bàn giao và đưa vào sử dụng đã góp phần nâng cao hiệu quả khám, điều trị bệnh, chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Xã còn lồng ghép chương trình xây dựng NTM với vốn dự án xây dựng nâng cấp trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trị giá 1,2 tỷ đồng, dự án cứng hóa đường giao thông nông thôn trị giá trên 500 triệu đồng. Các công trình được giám sát chặt chẽ, có sự tham gia của các tổ giám sát cộng đồng. Bằng việc huy động vốn chương trình, dự án và nguồn lực tại chỗ, từ chỗ chỉ đạt 3 tiêu chí lúc ban đầu, đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí trong xây dựng NTM mới gồm tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch, điện nông thôn, chợ nông thôn, bưu điện văn hóa xã, hệ thống chính trị xã hội, an ninh chính trị, giảm nghèo, nhà ở dân cư, trường học, y tế. Các tiêu chí hiện đạt 70% trở lên gồm giao thông, môi trường, giáo dục, hình thức tổ chức sản xuất. Đời sống người dân nông thôn trong xã đang được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Bà con phấn khởi nhờ được tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước dành cho vùng nông thôn như chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ sản xuất, vốn vay ưu đãi, chuyển giao KHKT. Bình quân thu nhập của xã hiện đã đạt 15,5 triệu đồng/người/năm.

                                                                            Bùi Minh

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục