Công trình đường Nghê - Đăm, xã Đồng Nghê (Đà Bắc) xây dựng từ nguồn vốn lồng ghép viện trợ Chính phủ Phần Lan và Chương trình 135 hoàn thành, đưa vào sử dụng tháng 7/2012. Ảnh: P.V

Công trình đường Nghê - Đăm, xã Đồng Nghê (Đà Bắc) xây dựng từ nguồn vốn lồng ghép viện trợ Chính phủ Phần Lan và Chương trình 135 hoàn thành, đưa vào sử dụng tháng 7/2012. Ảnh: P.V

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

(HBĐT) - Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược, cơ bản và lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta.

 

10 năm qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm phát triển nhanh, toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Chương trình 135 các giai đoạn I, II, III; chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất SX, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số như: Chương trình 135 các giai đoạn I, II, III; chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, chính sách di dân thực hiện định canh định cư theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg, chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 32/2007/QĐ-TTg, chính sách cấp báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi theo Quyết định 975/2006/QĐ-TTg (nay là Quyết định 2472/2011/QĐ-TTg), chính sách đối với người uy tín theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg...

 

Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn coi công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị mà Ban Dân tộc đóng vai trò là cơ quan tham mưu trong công tác quản lý, chỉ đạo, đề xuất chính sách đặc thù và phối hợp với các ngành, cấp tổ chức triển khai thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thực hiện mục tiêu các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển.

 

Từ khi thành lập (năm 2003) đến nay, Ban Dân tộc tỉnh đã thực hiện tốt chức năng là cơ quan QLNN về lĩnh vực công  tác dân tộc, phối hợp với các ban, ngành, địa phương tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc quan trọng trong các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, XĐ-GN bền vững, CSSK nhân dân, phát triển GD-ĐT, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, hỗ trợ vùng khó khăn, sâu, xa... góp phần tích cực vào phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN và TTATXH trên địa bàn.

 

Qua 10 năm thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đã có trên 1.200 công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư trên địa bàn các xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn, hỗ trợ trên 2 vạn hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo làm nhà ở (xóa bỏ nhà dột nát), xây dựng 26 trung tâm cụm xã. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền sâu rộng tới vùng đồng bào dân tộc. Hàng ngàn ha đất được khai hoang mở rộng diện tích, người dân được phổ biến, chuyển giao KH-KT trong sản xuất, năng suất, chất lượng các loại cây trồng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn giảm 4-5%/năm. Đã có 23 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn I, 11 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II... Với việc triển khai thực hiện đồng thời nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính phủ trên địa bàn tỉnh; các chương trình, dự án được thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở, đầu tư đúng mục đích, đối tượng đã tạo được lòng tin và hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân về tính thiết thực, hiệu quả của chính sách dân tộc.

 

Việc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng phát triển KT-XH trên địa bàn. Tỉnh ta đã hoàn thành cơ bản và toàn diện các mục tiêu phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%/năm. Năm 2012, thu nhập bình quân đạt 17,7 triệu đồng/người/năm. Tỉnh bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 21,73%. Kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã có điện lưới quốc gia, số hộ sử dụng điện đạt 98,04%, tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 79,2%... Các chính sách dân tộc, an sinh xã hội được triển khai đồng bộ và mang lại hiệu quả cao. Các lĩnh vực VH-XH, y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát triển. Diện mạo nông thôn miền núi có nhiều đổi mới. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được nâng cao. Chính trị, xã hội ổn định, QP-AN, TTATXH được giữ vững. Nhân dân tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác dân tộc, việc thực hiện chính sách dân tộc còn những khó khăn, hạn chế đó là: các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, địa bàn cư trú, phong tục tập quán vùng miền núi, thách thức về trình độ dân trí, trình độ phát triển của các dân tộc chưa đồng đều, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực thấp; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào dân tộc còn  cao; GD-ĐT, CSSK còn chưa đáp ứng nhu cầu; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt... Một số nét đẹp trong bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số đang có xu hướng bị mai một như tiếng nói, chữ viết, trang phục. Mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào còn thấp, giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững...

 

Để tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh, trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

 

Thứ nhất: Hỗ trợ phát triển GD-ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số, tập trung đa dạng hóa loại hình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở, tăng cường kỹ năng phát triển cộng đồng, có chiến lược phát triển lâu dài cho công tác cán bộ là người dân tộc thiểu số, ưu tiên giải quyết việc  làm cho sinh viên dân tộc thiểu số sau khi ra trường.

 

Thứ hai: Hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng cường chuyển giao, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, phát triển các sản phẩm đặc sản, dịch vụ du lịch. Tạo sinh kế phát triển bền vững góp phần giảm chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc, các vùng trong tỉnh và cả nước.

 

Thứ ba: Huy động nguồn lực, có giải pháp hợp lý về vốn để tập trung đầu tư củng cố, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, cải thiện hệ thống phúc lợi xã hội công cộng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Đảm bảo nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường cho vùng đồng bào DTTS.

 

Thứ tư: Bảo tồn phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, gắn kết việc bảo tồn văn hóa dân tộc với các phong trào thi đua, phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương, vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống.

 

Thứ năm: Xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, củng cố an ninh nông thôn vùng DTTS, phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản trong việc kiểm tra, giám sát, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn - xã hội trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

 

Nhiệm vụ công tác dân tộc phía trước còn rất nặng nề, UBND tỉnh tin tưởng vào sự cố gắng, quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức ngành Dân tộc cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015, xây dựng quê hương tỉnh ta ngày càng phát triển bền vững.

 

 

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục