(HBĐT) - Từ năm 2011, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã vùng đặc biệt khó khăn, UBND huyện Tân Lạc đã ra quyết định chuyển quyền làm chủ đầu tư cho UBND các xã, thị trấn có vốn đầu tư dưới 80 triệu đồng, trong đó, chủ yếu là các công trình duy tu, bảo dưỡng. Tuy nhiên, từ thực tế, việc kiểm tra, giám sát các công trình này có nhiều khó khăn, bất cập.

 

Theo phòng Dân tộc huyện Tân Lạc, tháng 4/2012, UBND huyện đã ra quyết định phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Chương trình 135 vốn kế hoạch năm 2011, thực hiện năm 2012. Theo đó, huyện đã giao tổng kinh phí thực hiện hơn 13 tỷ đồng, trong đó, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 9,7 tỷ đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất hơn 2,9 tỷ đồng, duy tu, bảo dưỡng các công trình hơn 655 triệu đồng. Năm nay, huyện Tân Lạc đã đầu tư xây dựng được 26 công trình, vốn thực hiện trên 22 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong đó, đầu tư xây dựng 16 công trình đường GTNT, 4 nhà sinh hoạt cộng đồng, còn lại là các công trình phụ trợ trường học và 2 công trình nước sinh hoạt theo nguồn vốn 134 kéo dài. Ngoài ra, các xã cũng đã tiến hành duy tu, bảo dưỡng 39 công trình với tổng số vốn hơn 650 triệu đồng.

 

Với việc chuyển giao hợp phần duy tu, bảo dưỡng cho xã làm chủ đầu tư đã giảm tải nhiều cho phòng Dân tộc huyện, tuy nhiên, qua một thời gian triển khai đã bộc lộ những hạn chế. Mới đây, Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh đã tiến hành thanh tra thực hiện vốn Chương trình 135 tại huyện. Trong đó, đã phát hiện một số sai sót liên quan đến dự án duy tu, bảo dưỡng công trình do xã làm chủ đầu tư. Qua kiểm tra 3 công trình tại xã Phú Vinh vốn năm 2011, thực hiện năm 2012, tuy nhiên, đơn vị thi công mới thực hiện được 31,47% khối lượng công việc và hiện vẫn đang bỏ dở nhưng UBND xã đã quyết toán. Tại Kết luận số 405/KL - BDT, Ban Dân tộc tỉnh cũng đã chỉ rõ: Các công trình được giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư, trong quá trình thực hiện, các xã đã theo đúng quy trình, thủ tục hướng dẫn, tuy nhiên, việc lập dự toán còn chưa nêu rõ khối lượng công việc cần duy tu. Việc tổ chức giám sát, nghiệm thu công trình, chủ đầu tư cử cán bộ giám sát, trưởng thôn, bản hưởng lợi giám sát trực tiếp các đơn vị thi công nhưng không đối chiếu với dự toán nên còn để lãng phí nguyên vật  liệu. Trong quá trình lập dự toán, các hạng mục, công việc cần duy tu, bảo dưỡng chưa được lập cụ thể, chi tiết, chưa hợp lý. Nguyên nhân là do trình độ cán bộ xã còn hạn chế về năng lực chuyên môn, lúng túng trong  khâu triển khai thực hiện, chưa thường xuyên cập nhật kiến thức thông tin.

 

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tân Lạc cho biết: Sau khi có kết luận của đoàn thanh tra, phòng Dân tộc huyện đã cử cán bộ đi kiểm tra, rà soát lại các công trình duy tu, bảo dưỡng do xã làm chủ đầu tư. Thực tế, nhiều xã làm chủ đầu tư nhưng do không có trình độ chuyên môn nên việc lựa chọn đơn vị, tổ sản xuất, nhóm thợ thi công tại một số xã không đảm bảo nên ảnh hưởng tới chất lượng sửa chữa, lãng phí nguyên vật liệu. Đặc biệt, do xã trực tiếp làm chủ đầu tư, phòng Dân tộc huyện không nắm được tiến độ thực hiện nên đã xảy ra tình trạng các xã lập dự toán, thanh quyết toán trước rồi tự ý rút tiền nhưng không triển khai thực hiện dự án. Ngoài ra, tại nhiều xã, một số công trình chưa có sự đóng góp của nhân dân về ngày công lao động, kinh phí sửa chữa, duy tu công trình dẫn đến đội phí duy tu, bảo dưỡng nên công trình không đảm bảo chất lượng.

 

Cũng theo đồng chí Lê Mạnh Hùng, các công trình duy tu, bảo dưỡng tuy nguồn vốn đầu tư không lớn nhưng lại nhiều, dễ thất thoát, đặc biệt là sau khi chuyển về cho xã làm chủ đầu tư. Chính vì vậy, để quản lý tốt các công trình này cần có cơ chế kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt, thống nhất từ huyện đến cơ sở. Đặc biệt, trong việc thanh quyết toán phải có sự kiểm tra biên bản nghiệm thu công trình của cơ quan QLNN về lĩnh vực này thì mới được quyết toán, có như vậy mới đảm bảo công trình được triển khai đúng tiến độ, chất lượng.

 

 

 

                                                                                      Đ.H

 

 

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục