Các sản phẩm rau sạch của gia đình chị Bùi Thị Tăng được người dân tin tưởng, lựa chọn tiêu dùng.

Các sản phẩm rau sạch của gia đình chị Bùi Thị Tăng được người dân tin tưởng, lựa chọn tiêu dùng.

(HBĐT) - Chuyển diện tích đất trồng ngô vụ đông sang trồng rau sạch; cần cù, chịu khó từ sớm tinh mơ đến tối mịt, có khi làm việc cả buổi tối; nhạy bén trong việc trồng đa dạng các loại rau để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và tìm đầu ra cho sản phẩm rau bằng xây dựng uy tín rau sạch tại chợ trung tâm của thị trấn… Đó là cách của chị Bùi Thị Tăng, xóm Chóng, xã Yên Lạc (huyện Yên Thủy) chọn để phát triển kinh tế gia đình trong hơn 2 năm qua.

Chị Tăng cho biết: Trước đây, gia đình chị cấy 1 vụ lúa và trồng ngô vụ đông trên diện tích hơn 4 sào đất. Với 4 thành viên trong gia đình luôn cần mẫn, chăm chỉ làm việc đồng áng nhưng cuộc sống vẫn thật vất vả. Từ năm 2012, chị được tham gia lớp tập huấn trồng rau sạch tại địa phương, rồi xem qua ti vi, sách báo, chị nắm bắt được nhu cầu sử dụng rau của người dân ngày một lớn, đặc biệt trước rất nhiều thông tin về rau phun thuốc kích thích của một số địa phương làm người tiêu dùng hoang mang và hạn chế sử dụng các loại rau vận chuyển từ nơi khác đến. Cùng lúc này, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ đông được chính quyền địa phương phát động đã giúp chị Tăng và gia đình quyết tâm bỏ hẳn trồng ngô, khoai sang trồng các loại rau sạch.

Năm đầu chuyển đổi, gia đình chị trồng các loại rau, quả như; bí xanh, dưa chuột, đậu cô ve rồi tiếp đó trồng các loại rau cải, bí, xu hào, cải bắp… Năm đầu trồng, thu nhập từ rau sạch cho thu nhập cao cao hơn nhiều lần so với trồng ngô, khoai và vụ rau đông năm nay, tính từ đầu vụ, gia đình chị đã thu về trên 40 triệu đồng. Tuy nhiên, để trồng rau đạt năng xuất, hiệu quả, đòi hỏi khâu làm đất phải cẩn thận, đất luôn phải tơi xốp…Thế nên chị Tăng và gia luôn đã lấy trấu rải trên từng luống đất để giữ cho đất luôn tơi xốp, ủ phân xanh, phân chuồng để chăm bón rau. Khâu chọn giống rau chị cũng rất kỹ lưỡng để đảm bảo yêu cầu. Chị luôn tự nhủ để có thị trường ổn định, mình phải chăm bón rau cẩn thận, đảm bảo rau không bị sâu bệnh và không sử dụng các loại thuốc hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì có như thế, người tiêu thụ mới yên tâm mua hàng của mình lâu dài.

Do cần cù, chịu khó nên các loại rau, củ, quả của gia đình chị trồng đều rất tươi tốt. Ngày ngày, người dân trong xóm đều thấy chị và gia đình cặm cụi chăm bón, thu hoạch rau để mỗi ngày 2 lần, chị chở rau ra chợ và đến bán đổ cho các quán ăn, sạp hàng rau của chợ trung tâm thị trấn. Có đợt dưa chuột ra rộ, chị Tăng phải tranh thủ hái hàng tạ dưa vào buổi tối để ngày đi bán hàng. Tiếp xúc với chị Tăng, chúng tôi thấy ở chị không chỉ toát lên phẩm chất chăm chỉ, chịu thương chịu khó mà còn có sự linh hoạt, nhaỵ bén với thị trường.

Chị Tăng là người phụ nữ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dám nghĩ, dám làm. Cách làm của chị và gia đình đã góp phần mở hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương. Không chỉ chịu khó làm kinh tế, chị Tăng còn là hội viên tiêu biểu của chi hội phụ nữ xóm Chóng, luôn đoàn kết, chia sẻ kinh kinh nghiệm, kỹ thuật trồng rau với chị em, hội viên phụ nữ. Gia đình chị luôn đầm ấm, được bà con lối xóm yêu mến vì cách sống giản dị, hòa đồng.

                                                  

                                    Hồng Duyên

 

Các tin khác


Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục