Lãnh đạo Đảng, chính quyền xã, xóm thăm hỏi, động viên người dân khu tái định cư Kẻ Sâu trước thêm xuân mới.

Lãnh đạo Đảng, chính quyền xã, xóm thăm hỏi, động viên người dân khu tái định cư Kẻ Sâu trước thêm xuân mới.

(HBĐT) - “Tết này xóm làng sẽ đông vui hơn, mọi người, mọi nhà sẽ đón Tết trong không khí ấm tình đoàn kết, chúng tôi cố gắng để làm được điều đó” - đồng chí Bàn Thị Hạnh, Bí thư Chi bộ xóm Mít, xã Tu Lý (Đà Bắc) tỏ bày. Đến tìm hiểu cuộc sống của các hộ gia đình ở khu tái định cư Kẻ Sâu (thuộc xóm Mít) tôi mới thấy được lời nói đó của người Bí thư chi bộ thật sự có ý nghĩa.

 

Trước khi đến với xóm Mít tôi đã được đồng chí Nguyễn Văn Điện, Phó Chủ tịch UBND xã Tu Lý giới thiệu sơ lược về điều kiện KT-XH và phong tục, tập quán của người dân ở nơi này: Là xóm có địa bàn rộng, quỹ đất bao gồm cả đất ở và đất canh tác chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt. Tuy nhiên, dân cư của xóm lại thưa thớt với 70 hộ là đồng bào dân tộc Dao. Dựa trên điều kiện thực tế đó, năm 2009, tỉnh đã có chủ trương xây dựng điểm định canh, định cư tại xóm, cụ thể là dành quỹ đất xây dựng nhà ở và đất sản xuất cho 17 hộ dân thiếu đất ở xã Đồng Ruộng chuyển đến. Chủ trương đã rõ ràng, nhưng cán bộ huyện, xã phải thường xuyên đi lại để tuyên truyền, vận động người dân bản địa nhượng lại phần đất mà họ đang canh tác, đồng ý tiếp nhận những người hàng xóm mới. Rồi mọi việc cũng đã diễn ra suôn sẻ, một khu dân cư mới được xây dựng với 17 ngôi nhà xinh xắn, có bể nước, công trình phụ và một khoảng vườn nho nhỏ ở khu Kẻ Sâu. Tháng 12/2012 bắt đầu đón các công dân ở Đồng Ruộng về đây sinh sống. Đưa tôi đi trên con đường bê tông êm thuận về xóm Mít, anh Điện cho biết: Con đường này trước đây đi lại vất vả lắm, nếu đi xe máy thì chỉ có thể là chiếc xe uyn cơ động. Nhưng từ khi tỉnh đầu tư xây dựng dự án khu tái định cư Kẻ Sâu, đường về xóm đã được nâng cấp, mở rộng (đạt chuẩn theo tiêu chí NTM). Đến gần hơn với KDC Kẻ Sâu chúng tôi được chứng kiến không khí hối hả, khẩn trương của những người thợ đang xây dựng công trình nhà văn hóa,  lớp học mầm non, tiểu học, trung tâm HTCĐ để có thể hoàn thành và bàn giao trước Tết Nguyên đán. Đã có hẹn trước nên người đầu tiên trong xóm chúng tôi gặp là ông Đinh Trung Thống (người có vai trò là cầu nối chuyển tải thông tin, cũng như những tâm tư, tình cảm  của người dân xóm mới tới Đảng bộ, chính quyền xã). Trước câu hỏi: Tròn 1 năm về nơi ở mới, cuộc sống của bà con mình có nhiều đổi khác? Nhẹ nhàng, chân chất, ông Thống tỏ bày: Được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện  về nhà ở, đất canh tác để xây dựng cuộc sống mới bà con vui lắm. Nhưng trong niềm vui ấy cũng còn không ít nỗi lo bởi trước đây hầu hết các hộ dân đều sống bằng  nghề rừng và đánh bắt cá tự nhiên trên sông Đà. Nay về nơi ở mới, chưa quen nhiều với tập quán canh tác, lại thiếu đất canh tác, thiếu vốn, nên việc kiếm kế sinh nhai vẫn còn nan giải. Về đây thấy bà con vươn lên xóa đói - giảm nghèo bằng việc trồng trọt, chăn nuôi, chúng tôi nghĩ mình cũng sẽ làm được. Chỉ vướng một điều là không có vốn, vì trong số 17 hộ gia đình mới chuyển đến đều còn trẻ, mới xây dựng gia đình và có tới 8 hộ thuộc diện nghèo (bình xét ở nơi ở cũ). Đỡ lời ông Thống, Bí thư Chi bộ Bàn Thị Hạnh cho biết: Sắp tới, đại diện chi bộ, chính quyền và các đoàn thể của xóm sẽ nhóm họp cùng các hộ dân tìm hướng làm ăn để nâng cao mức sống. Chia tay ông Thống chúng tôi đến thăm một gia đình khác, hộ anh Lường Văn Thiêm. Ngày cuối năm, hai bố con anh cố gắng làm xong đống hàng để trả cho khách. Anh Thiêm là hộ duy nhất trong 17 hộ mới chuyển đến có nghề phụ. Về nơi ở mới cũng đã bắt đầu thiết lập được mối khách quen, trong ánh mắt, nụ cười của anh lộ rõ niềm tin hướng tới ngày mai tươi sáng hơn.

 

Lưu lại KDC Kẻ Sâu quãng thời gian không dài nhưng cũng đủ để cảm nhận về cuộc sống của người dân nơi đây. Nhịp sống tuy còn chậm nhưng sẽ có sự chuyển động mạnh mẽ trong nay mai. Bởi với họ - những hộ dân thuộc diện tái định cư không hề đơn độc.

 

 

                                                                       Thúy Hằng

 

Các tin khác

Sản phẩm cam, mía sạch của huyện Cao Phong được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin dùng.
Không có hình ảnh
Trang trại gà của ông bà Sinh - Lan, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) có doanh thu từ 1,2 - 1,5 tỉ đồng/năm. Ảnh: Bà Lan chia sẻ kinh nghiệm làm trang trại cho hộ cùng sở thích chăn nuôi.
Vụ cam năm 2013, vườn cam của gia đình anh Nghiêm Trung Thành ở khu 5, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) cho thu hoạch hơn 40 tấn cam.

Đánh thức vùng đất Nam Sơn

(HBĐT) - Con đường ngoằn ngoèo theo những con dốc dẫn vào xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) hai bên đồi là những cây quýt sai trĩu quả. Dừng lại ngắm những quả đồi lưng chừng là hàng quýt thẳng tắp, bên dưới thấp là những giàn su su đang cho thu hoạch ngọn tôi cảm nhận được sự thay đổi ở vùng đất này.

Ngựa trong đời sống của người vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Cách đây hơn 30 năm, xã Lũng Vân (Tân Lạc) còn nhiều khó khăn. Không điện, trường, trạm sơ sài, con đường từ trung tâm huyện lên đến xã như sợi chỉ nối những quả đồi. Mỗi lần mang củ măng, cân ngô, con lợn, con gà chỉ còn cách gánh, gùi hàng chục cây số đến chợ huyện để bán. Nhà nào sang thì mua được con ngựa đỡ vất vả hơn. Lúc đó có điều kiện mua con ngựa là sự xa xỉ. Mỗi lần đi chợ, bà con thường phải đi từ 2-3 giờ sáng mới kịp phiên.

Huyện Yên Thủy bước đầu hình thành những cánh đồng mẫu lớn

(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2013, chúng tôi về Yên Thủy đúng dịp người dân các xã Bảo Hiệu, Phú Lai, Đoàn Kết, Hữu Lợi đang tràn ngập niềm vui khi được UBND huyện lựa chọn thực hiện dự án xây dựng mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP. Nhà nhà tất bật chuẩn bị làm đất, giâm bầu cho mô hình 25 ha bí xanh theo hợp đồng liên kết cung ứng giống, sản xuất, bao tiêu sản phẩm bí xanh đông - xuân 2013-2014.

Vốn chính sách ở huyện Mai Châu: Bạn đồng hành cùng nông dân giảm nghèo

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách là công cụ hữu hiệu của huyện Mai Châu góp phần quan trọng trong xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Nhờ tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.

Xã Tân Dân nỗ lực xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) - Tân Dân là xã vùng hồ, xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Nhiều năm qua, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2013, thu nhập bình quân của xã đạt 6,5 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 58,42%). Phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tuy nhiên, diện tích đất gieo trồng trong năm nhỏ hẹp (tổng diện tích đất gieo trồng là 259,6 ha, trong đó, tích lúa nước 2 vụ chỉ có 78 ha/537 hộ/2.194 nhân khẩu; diện tích lúa nương 31 ha, trong đó năng suất đạt 30 tạ/ha), chăn nuôi nhỏ lẻ... Chính vì vậy, bài toán xóa đói - giảm nghèo ở Tân Dân khá nan giải.

Đầu tư trên 11,3 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng các xã vùng 135

(HBĐT) - Theo UBND huyện Đà Bắc, từ đầu năm đến nay, Chương trình 135 kéo dài đã đầu tư trên 11,3 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng tại 13 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Trong đó, trên 6,1 tỷ đồng được đầu tư xây dựng hệ thống đường GTNT, đường vào khu sản xuất và ngầm tràn liên hợp tại các xã Mường Tuổng, Đồng Ruộng, Đồng Chum, Giáp Đắt, Hiền Lương, Cao Sơn, Tu Lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục