Khó khăn về đầu ra, hộ chăn nuôi xã Miền Đồi (Lạc Sơn) xoay sở bằng cách mang gà ra tiêu thụ ở thành phố Hòa Bình.

Khó khăn về đầu ra, hộ chăn nuôi xã Miền Đồi (Lạc Sơn) xoay sở bằng cách mang gà ra tiêu thụ ở thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Tết Nguyên đán – thời điểm mà người chăn nuôi gia cầm mong chờ xuất được lượng gà lớn vừa trôi qua. Nếu giờ này mọi năm, thị trường con giống đã nóng lên bởi nhu cầu tái đàn trong dân thì hiện tại người chăn nuôi còn đang nóng lòng, sốt ruột bởi một lượng lớn gà thương vẫn chưa tiêu thụ được..

 

Chưa có năm nào, người chăn nuôi gia cầm gặp phải cảnh này bởi thông thường, cứ vào dịp giáp Tết, giá gà lại tăng. Ví như Tết Nguyên đán 2013, giá gà tăng cao điểm lên đến 200 nghìn đồng/kg. Những ngày cận rằm tháng Giêng, giá cũng không dưới 150 đồng/kg đối với gà ta. Thế nhưng thời điểm này, giá bán ngoài thị trường chỉ chưa đến 100 nghìn đồng/kg. Với người chăn nuôi, giá xuất bán lại càng thấp rớt. Có đến hàng nghìn hộ chăn nuôi các huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn đang phải xuất tại chuồng chỉ với giá 75.000 đồng, cao nhất là 80.000 đồng/kg. Ông Minh – một chủ trang trại gà ở xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) cho biết: Suốt mấy tháng bỏ vốn, bỏ công đầu tư vào lứa gà đồi tới mấy nghìn con trông chờ bán vào dịp Tết nhưng kết quả không được như mong đợi, giá bình quân chỉ được 75.000 đồng/kg. Đã vậy, lượng gà tiêu thụ chậm, mỗi ngày khách mua chỉ đặt vài chục con cho nên đến giờ, gà thương phẩm vẫn đầy chuồng, gà tồn còn đến gần 2.000 con.

 

Đầu tư chăn nuôi nhiều cho vụ Tết còn kể đến chị Hoa ở xóm 8, xã Hưng Thi. Ngoài hàng nghìn gà đồi, chị còn nuôi khoảng 4.000 con gà lai Lương Phượng. Chung chịu tình cảnh như các hộ chăn nuôi khác, chị vừa phải xuất bán gà thương phẩm với giá thấp, vừa loay hoay chưa tìm ra cách để tiêu thụ gà được nhanh. Cho đến hiện tại, trại gà của chị còn ế khoảng 2.000 con gà lai thương phẩm. Tuy chất lượng thịt và mẫu mã giống gà lai không kém gà ta, mức độ đầu tư khá lớn nhưng khách mua chỉ trả với giá chưa đến 40.000 đồng/kg.

 

Một chủ trang trại gà ở huyện Lương Sơn cho biết có rất ít đơn đặt hàng trong khi hàng ngày lượng gà tồn đòi hỏi tiếp tục phải cung cấp thức ăn, khả năng thua lỗ đã cầm chắc. Đối với đàn gà nuôi trong dân, một số hộ chăn nuôi bất đắc dĩ phải xoay sở bằng cách tự mang ra chợ, tập kết dọc các tuyến quốc lộ những mong bán bớt được chừng nào hay chừng ấy.

 

Từ đầu năm đến nay, không chỉ có gà thương phẩm mà nhiều sản phẩm khác như lợn, rau cũng gặp khó khăn về giá thị trường. Điều này được lý giải do sản phẩm nông nghiệp dư thừa trong khi kinh tế trong nước suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ trong dân. Theo báo cáo sơ bộ, toàn tỉnh hiện còn tồn trên 1 triệu con gà thương phẩm đến kỳ xuất bán, giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng. Ở các huyện có trang trại, gia trại tập trung như Lạc Thủy, Lạc Sơn, Kim Bôi, mỗi huyện còn tồn vài trăm nghìn con.

 

Đồng chí Lương Thanh Hải – Trưởng chi cục Thú y tỉnh cho rằng: Để vượt qua khó khăn này, người chăn nuôi cần phải kiên trì giữ đàn, trước tiên tận dụng nguồn thức ăn sẵn có để giảm tối đa giá thành và chủ động đón giá. Qua theo dõi quy luật hàng năm, nếu để xảy ra tình trạng xuất bán ồ ạt với giá thấp như hiện nay, người chăn nuôi phải chịu rủi ro thua lỗ nặng, thiệt hại nhiều, việc chấp nhận không còn hàng bán khi giá thị trường đã đẩy lên sẽ khó tránh. Trong lúc này, các hộ cần cũng cân nhắc, thận trọng về thời điểm tái đàn. Rằm tháng Giêng, tiếp đến là mùa lễ hội sẽ còn kéo dài trong vài tháng tới, nhu cầu về gà thương phẩm còn nhiều. Đây là giải pháp, cơ hội mong đợi của nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh nhằm giải quyết vấn đề tồn sản phẩm nông nghiệp trong dân.

 

                                                               

                                                                       Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục