Từ chương trình hỗ trợ giống, nông dân xã Phú Lai (Yên Thủy) thực hiện chuyển đổi đất ruộng sang trồng rau, màu cho thu nhập gấp đôi cấy lúa.

Từ chương trình hỗ trợ giống, nông dân xã Phú Lai (Yên Thủy) thực hiện chuyển đổi đất ruộng sang trồng rau, màu cho thu nhập gấp đôi cấy lúa.

(HBĐT) - Yên Lạc là một trong những xã của huyện Yên Thủy có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh. 3 năm gần đây, một số mô hình được thực hiện ứng dụng trên đồng đất các xóm đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của bà con nông dân. Đơn cử như mô hình trồng khoai lang Nhật trên đồng đất xóm Lạc Vượng, các loại rau Hàn Quốc trên đồng đất xóm Chóng...

 

Đồng chí Trần Quốc Cường, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Thông qua các mô hình, hộ sản xuất thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nắm bắt được KH-KT, công nghệ mới, an toàn, đồng thời, giá trị kinh tế, thu nhập trên mỗi ha diện tích canh tác tăng lên gấp vài lần. Năm 2013, sản xuất nông nghiệp đã có đóng góp quan trọng, góp phần tăng thu nhập bình quân của xã lên hơn 20 triệu đồng/người/năm.       

 

Tại các xã thuận lợi như Yên Trị, Ngọc Lương hay các xã vùng khó khăn như: Lạc Lương, Lạc Hưng, Đoàn Kết, Bảo Hiệu, sản xuất nông nghiệp cũng được đầu tư, hỗ trợ đáng kể. Năm 2013, huyện đã hỗ trợ cung ứng vật tư theo Quyết định số 102 của Thủ tướng Chính phủ với tổng số 19.961 kg giống lúa Khang Dân, 2.426 kg giống lúa VS1, 4.035 kg giống lúa TH 3 - 4, 227 kg giống ngô NK54 và 1.419 kg giống ngô Bioseed 9698. Bên cạnh đó, triển khai hỗ trợ 105 ha mô hình trồng ngô vụ đông, bao gồm 100 ha giống ngô VS36, 5 ha ngô HN88 từ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp và KHCN. Cung ứng cho nông dân 15 tấn giống, trên 100 tấn phân bón và nhiều loại thuốc BVTV, cấp phát tờ rơi quy trình kỹ thuật đến 2.250 hộ dân.

 

Từ nguồn kinh phí huy động các chương trình, dự án cho nông nghiệp khoảng 8,28 tỷ đồng, huyện đã thực hiện 25 mô hình sản xuất. Theo đồng chí Bùi Huyên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện đánh giá: Các mô hình đã có ảnh hưởng, tác động tích cực đến phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng quy mô diện tích trồng trọt ở địa phương, được hộ dân đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. Trong đó có 1 mô hình trồng bí đỏ quy mô 6 ha tại xã Bảo Hiệu, 2 mô hình nuôi cá rô phi đơn tính quy mô 0,36 ha tại xã Yên Trị và 10 ha tại xã Ngọc Lương, 5 mô hình trồng mía nguyên liệu quy mô 229,6 ha tại các xã Lạc Lương, Bảo Hiệu, Hữu Lợi, Đa Phúc, Lạc Hưng.

 

Trong năm, trạm KN-KL huyện xây dựng và thực hiện thành công 3 mô hình trình diễn trồng khảo nghiệm 4 giống ngô lai và 2 giống lúa thuần cho 120 lượt người tham gia. Từ nguồn vốn Chương trình xây dựng NTM thực hiện 9 mô hình, trong đó 2 mô hình trồng lúa cao sản quy mô 11,7 ha, 2 mô hình bí xanh quy mô 12 ha tại 2 xã Yên Lạc, Phú Lai, 3 mô hình nuôi gà thả vườn quy mô 5.100 con tại xã Yên Lạc, Ngọc Lương, 1 mô hình thâm canh ngô lai NK6326 quy mô 8,7 ha vụ đông tại xã Ngọc Lương cho 260 hộ tham gia. Đồng thời, mở 75 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 2.140 lượt người tham gia, trong đó, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi 20 lớp. Tổ chức 4 cuộc hội thảo tuyên truyền lan rộng mô hình, 81 lớp học hiện trường (FFS) đến tận các xóm, khu phố có nhu cầu về kiến thức cây trồng, vật nuôi cho gần 2.000 lượt người tham gia.

 

Kết quả nổi bật qua các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ sản xuất trong năm 2013 là đã xuất hiện nhiều cánh đồng, vùng cây, rau hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 15,3%, bình quân thu nhập đầu người của huyện đạt 20,9 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 17,43%.

 

 

 

                                                                                 Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục