“Đường cày đầu tiên của năm” Giáp Ngọ 2014 tại lễ Khai hạ Mường Bi mang lại niềm tin và hy vọng  cho nhiều hộ nông dân huyện Tân Lạc về một năm sản xuất mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.

“Đường cày đầu tiên của năm” Giáp Ngọ 2014 tại lễ Khai hạ Mường Bi mang lại niềm tin và hy vọng cho nhiều hộ nông dân huyện Tân Lạc về một năm sản xuất mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.

(HBĐT) - Những ngày đầu tiên của năm Giáp Ngọ 2014, nắng mới ngập tràn trên khắp các cánh đồng mang bao hy vọng cho bà con nông dân. Sau đó, những đợt mưa phùn giăng khắp nơi tiếp tục ban tặng cho vụ chiêm xuân năm nay một sự khởi đầu tốt đẹp. Đối với nhà nông, thời tiết diễn biến thuận lợi là món quà quý giá dành cho vụ chiêm xuân 2014. Họ tin tưởng rằng, năm Giáp Ngọ với ý nghĩa “mã đáo thành công” sẽ mang đến nhiều may mắn cho sản xuất nông nghiệp.

 

Tại xã Phong Phú (Tân Lạc), ngày 7/2 (tức mồng 8 tháng giêng âm lịch), trong khuôn khổ lễ hội Khai hạ Mường Bi 2014, đường cày đầu tiên của năm mới Giáp Ngọ đã được tái hiện trong niềm phấn chấn, xúc động của hàng ngàn người dân và du khách thập phương, họ đều gửi gắm vào đó biết bao niềm hy vọng và cầu ước cho một năm sản xuất mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.  

Ông Bùi Văn Hợp ở xã Tử Nê năm nào cũng cùng con cháu đến dự lễ hội Khai hạ Mường Bi. Ông chia sẻ: Năm nào cũng vậy, được chứng kiến “đường cày đầu tiên của năm” gia đình tôi mới yên tâm bắt đầu một vụ sản xuất. Nhà tôi có 4 sào ruộng, đến nay đất đã được cày tơi, ruộng đã săm sắp nước, luống mạ gieo đã đủ tuổi cấy, bắt đầu một vụ chiêm xuân nhiều hứa hẹn. So với các địa phương khác trong tỉnh, đất hạn Yên Thủy là địa bàn mong mưa nhiều nhất. Trước và trong Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, trời nắng ấm làm bừng lên sức sống mới cho khắp các miền quê. Từ ngày 8/2, trời bắt đầu có mưa trên địa bàn huyện Yên Thủy. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân háo hức ra đồng. Người cuốc đất, người cày bừa, người bơm nước vào ruộng, người kĩu kịt gánh mạ ra đồng để gieo cấy... Chỉ trong vài ngày tập trung cao độ cho sản xuất, tiến độ gieo trồng vụ chiêm xuân của huyện Yên Thủy đã tăng lên đáng kể. Đến ngày 10/2, toàn huyện đã gieo trồng được 4.674 ha, đạt 63% so với kế hoạch; trong đó diện tích lúa đã cấy 398 ha, đạt 82% kế hoạch; diện tích lạc đã trồng 1.550 ha, đạt 87% kế hoạch; diện tích sắn 565 ha; ngô 750 ha; mía 785 ha; rau, đậu thực phẩm 525 ha Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Mặc dù hiện nay diễn biến thời tiết đang thuận lợi cho sản xuất nhưng không vì thế mà chủ quan, UBND huyện Yên Thủy đã xây dựng các phương án hỗ trợ nông dân trong trường hợp xảy ra khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến tình hình sản xuất. Trước đó, nhằm đảm bảo thắng lợi cho sản xuất vụ chiêm xuân năm nay, chính quyền huyện Yên Thủy đã quyết liệt trong chỉ đạo sản xuất, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình để kịp thời tháo gỡ khó khăn, tích cực hỗ trợ nông dân nhất là trong công tác điều tiết nước, bơm nước phục vụ sản xuất.  

Thời tiết vụ chiêm xuân diễn biến khá thuận lợi nhưng không vì thế mà nông dân trong tỉnh chủ quan với các nguy cơ có thể xảy đến. Nhiều hộ đã tích trữ ni lông để sẵn sàng che phủ cho lúa non, giảm thiểu thiệt hại nếu xảy ra tình trạng rét đậm, rét hại như một vài năm trước. Cùng với nỗ lực đảm bảo khung thời vụ và chất lượng gieo cấy cho lúa vụ chiêm xuân, các địa phương trong tỉnh đang tích cực tăng cường công tác thủy lợi.  

Theo thống kê sơ bộ của Sở NN&PTNT, đến nay, các địa phương trong tỉnh đã hoàn tất khâu làm đất, cơ bản hoàn thành việc gieo mạ trà xuân muộn, đang cấy trà lúa xuân chính vụ và tích cực quản lý chặt chẽ nguồn nước phục vụ sản xuất. Tổng diện tích lúa đã cấy khoảng 4.000 ha, đạt 30% so với kế hoạch, tập trung nhiều ở các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Kỳ Sơn Ngoài ra, toàn tỉnh đã trồng khoảng 6.000 ha cây màu vụ chiêm xuân. Theo kế hoạch, vụ chiêm xuân năm nay toàn tỉnh sẽ trồng khoảng 60 nghìn ha các loại cây, trong đó lúa 15,7 nghìn ha, ngô trên 20 nghìn ha, cây màu khác 16,3 nghìn ha, đặc biệt, sẽ chuyển đổi hơn 11 nghìn ha đất quy hoạch trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu và cây trồng khác. Quan điểm chỉ đạo của Sở NN&PTNT là: Năm 2014 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành NN&PTNT, sản xuất vụ chiêm xuân phải tạo điều kiện thuận lợi cho vụ mùa  hè thu, tạo thành chuỗi luân canh hợp lý cho cả năm 2014. Cụ thể, các địa phương sẽ tập trung gieo trồng lúa trà xuân muộn, hạn chế tối đa trà xuân sớm, xuân trung (trừ những nơi có điều kiện đặc thù), mở rộng tối đa trà xuân muộn bằng giống ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt.  

Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT nhìn nhận: Với sự chủ động cao và những yếu tố khách quan thuận lợi, vụ chiêm xuân năm nay đang có những khởi đầu tốt đẹp. Nhìn chung, các địa phương đều gieo cấy lúa đảm bảo đúng kế hoạch đề ra, toàn tỉnh sẽ hoàn tất việc gieo cấy lúa trong tháng 2 và đảm bảo tốt khung thời vụ cho các loại cây màu. Cùng với diễn biến thuận lợi này, thời gian tới, bà con nông dân cần tăng cường công tác thủy lợi và bảo vệ thực vật, đảm bảo điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng để có thể đạt được thành quả cao nhất trong vụ chiêm xuân 2014.

 

                                                                   Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục