Xã Tân Thành (Lương Sơn) phát triển ngành nghề phụ góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Xã Tân Thành (Lương Sơn) phát triển ngành nghề phụ góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

(HBĐT) - Tân Thành là xã ĐBKK của huyện Lương Sơn, địa hình chủ yếu là đồi núi đá với diện tích đất nông lâm nghiệp là 644,95 ha, trong đó đất cấy lúa 274,339 ha, đất trồng rừng 321,071 ha, đất trồng màu 49,54 ha còn lại là núi đá vôi, đồi trọc. Xã có 1.605 hộ với 6.051 khẩu sinh sống ở 11 xóm.

 

Trước đây, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã còn chậm, ảnh hưởng phong tục tập quán, thói quen canh tác từ lâu đời, chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất cây trồng, vật nuôi. Tư tưởng một số bộ phận người dân còn trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa phát huy tính năng động, sáng tạo, chưa khai thác triệt để điều kiện tự nhiên của xã. Thu nhập chính là sản xuất nông - lâm nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, hoạt động giao lưu hàng hóa còn ít, cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Do đó đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm 55,2%.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Qua rà soát, đánh giá, phân loại hộ nghèo cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói là do thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn... Xác định rõ nguyên nhân, Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể xã đề ra các giải pháp đồng bộ, sát với điều kiện thực tế, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với các chương trình, chính sách hỗ trợ XĐ-GN. Hàng năm, Đảng ủy xã xây dựng nghị quyết chỉ đạo công tác XĐ-GN. BCĐ XĐ-GN thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là các hộ nghèo có ý chí vươn lên trong cuộc sống và sản xuất; giải quyết kịp thời các chính sách xã hội, các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo cho nhân dân. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế được xác định là hoạt động mũi nhọn giúp họ thoát nghèo bền vững. Đến nay, trên 80% hộ nghèo có nhu cầu đều được vay vốn ưu đãi để SX-KD từng bước thoát nghèo bền vững với tổng dư nợ trên 13 tỉ đồng. Hàng năm, xã đã chủ động phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện, tỉnh tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT, xây dựng mô hình, nhiều mô hình được nhân rộng như trồng lúa lai, ngô lai, chăn nuôi lợn sinh sản, gia cầm, vỗ béo bò thịt... Năm 2013, xã đã mở được 16 lớp tập huấn chuyển giao KH-KT cho trên 300 nông dân về chăn nuôi, trồng trọt. Ngoài ra, chú trọng công tác quy hoạch, phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, ngành nghề nông thôn, TTCN, dịch vụ trên cơ sở tiềm năng sẵn có, lợi thế về địa lý của các vùng khác nhau. Xóm Bặc Rặc của người Dao có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, trồng ngô, nuôi con đặc sản. Xóm Mỹ Tân phát triển cây chè, chăn nuôi, dịch vụ; phát triển sản xuất lâm nghiệp; xóm Tiên Hội đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn bản địa, gà đồi, hươu, nhím; xóm Tân Thành, Mỹ Tân phát triển TTCN nhỏ như sản xuất gạch, xay xát gạo. Xóm Đồng Ang phát triển mô hình trồng riềng, xả dưới tán rừng diện tích khoảng 5.000 m2 cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/ năm... Hiện, xã đang liên kết với 1 DN ở huyện Kỳ Sơn tổ chức dạy nghề chổi chít cho nông dân. Sau 6 năm, công tác XĐ-GN trên địa bàn xã đã đạt được một số kết quả quan trọng: tăng trưởng kinh tế đạt 11,7%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 4,5 triệu đồng/ người năm 2007 lên 8,6 triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực 400 kg/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 55,12% xuống còn 22,94%, bình quân mỗi năm giảm 6,94%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 12,1%.

 

 

                                                                            Hải Linh

 

 

 

Các tin khác


60 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm

Chiều 8/12, tại huyện Cao Phong, Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và 60 doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh.

Các dự án điện gió đóng góp gì cho kinh tế Đắk Nông?

Các dự án điện gió ở Đắk Nông khi hoàn thành sẽ đóng góp cho lưới điện quốc gia trên 1 tỷ kWh và đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Huyện Yên Thủy tăng cường thu ngân sách nhà nước

Năm 2023, UBND tỉnh giao chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước (NSNN) cho huyện Yên Thủy là 65,2 tỷ đồng, trong đó thu từ thuế, phí và các khoản thu khác 55,2 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất (SDĐ) 10 tỷ đồng. HĐND huyện giao chỉ tiêu thu ngân sách 180 tỷ đồng, trong đó thu từ thuế, phí và thu khác (không tính tiền SDĐ) 55,9 tỷ đồng, thu tiền SDĐ 124,1 tỷ đồng.

Việt Nam tăng cường quảng bá sản phẩm dệt may tại Ấn Độ

Trung tâm xúc tiến và Tổ chức hội chợ Worldex dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương và Bộ Dệt may Ấn Độ đã tổ chức Hội chợ dệt may Nam Á 2023 (Intex South Asia) tại Trung tâm triển lãm IICC, thủ đô New Delhi, Ấn Độ từ ngày 7-9/12.

Đối thoại chính sách phát triển hợp tác xã phi nông nghiệp 

Ngày 7/12, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách phát triển hợp tác xã lĩnh vực phi nông nghiệp năm 2023. Tham dự có đại diện lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh, các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, GTVT, LĐ-TB&XH, Cục Thuế tỉnh, Ban Dân tộc... và các HTX phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư ngoại

Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, song Việt Nam đang thể hiện tốt hơn hầu hết các quốc gia khác nhờ nới lỏng dần chính sách tiền tệ như giảm lãi suất, cắt giảm thuế và mở rộng đầu tư chi tiêu công. Đây cũng là lý do Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư ngoại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục