Cán bộ kiểm lâm địa bàn huyện Tân Lạc kiểm tra, đánh giá hiện trạng môi trường rừng của xã Trung Hòa.

Cán bộ kiểm lâm địa bàn huyện Tân Lạc kiểm tra, đánh giá hiện trạng môi trường rừng của xã Trung Hòa.

(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng, lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp, đã nhanh chóng thành lập và đi vào hoạt động Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) cấp tỉnh. Đây là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đồng thời tiếp nhận các nguồn vốn từ các chương trình, dự án góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác quản lý, BV&PTR trên phạm vi toàn tỉnh.

 

Ngay sau khi được thành lập (tháng 8/2012), Quỹ BV&PTR tỉnh đã rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định phê  duyệt danh sách các đối tượng phải chi trả, mức chi trả, thời điểm chi trả, triển khai chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định số 99 của Chính phủ. Theo đó, thực hiện trả dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên địa bàn 56 xã, phường, thị trấn của 5 huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi và TPHB với tổng diện tích rừng là 74.013 ha gồm 55.210 ha rừng tự nhiên và 18.802 ha rừng trồng. Trong đó có 19.834 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư thôn và 9 chủ rừng là tổ chức doanh nghiệp được hưởng lợi. Trong 3 năm 2011-2013, tổng số tiền DVMTR nhận uỷ thác, thu nội tỉnh là 23.998,18 triệu đồng chủ yếu là tiền uỷ thác từ quỹ Tư.

 

Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Phó Giám đốc Quỹ BV&PTR cho biết: Bằng nhiều hình thức, Quỹ BV&PTR tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR đến cán bộ, nhân dân và các chủ rừng, đồng thời đã tiến hành rà soát, xác định diện tích lưu vực có tham gia cung ứng DVMTR cho Nhà máy Thủy điện làm cơ sở thực hiện việc chi trả. Đến nay, Quỹ đã hoàn tất các bước nghiệp vụ kỹ thuật và đã giải ngân được 17.201,719 triệu đồng cho các chủ rừng trên địa bàn 41 xã của 5 huyện, TP với diện tích rừng chưa quy đổi 68.396 ha. Thông qua việc chi trả, người dân rất phấn khởi khi kết quả trồng rừng, bảo vệ rừng của mình lâu nay đã được xã hội ghi nhận và bước đầu được hưởng lợi từ những kết quả đó.

 

Tuy nhiên, công tác chi trả DVMTR còn bất cập. Việc thu tiền DVMTR nội tỉnh gặp nhiều khó khăn đặc biệt là các nhà máy thuỷ điện nội tỉnh chưa thực hiện nộp tiền theo quy định. quỹ đã ký kết hợp đồng uỷ thác được 4 cơ sở sản xuất điện và 3 cơ sở sản xuất nước nhưng chưa nộp tiền theo quy định. Lý do đưa ra là chưa hạch toán phí chi trả tiền DVMTR vào giá thành sản xuất, thậm chí có một số cơ sở có biểu hiện trốn tránh việc thực hiện nộp phí theo quy định. Ngoài ra, thực hiện hướng dẫn cho 4 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch lập đề án chi trả trực tiếp, tổ chức thẩm định và cho phép thực hiện. Việc giải ngân tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh ta còn chậm, nguyên nhân chủ yếu là do một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã ký hợp đồng ủy thác nhưng chậm chuyển tiền về quỹ. Hiện tại, quỹ BV&PTR tỉnh dự kiến mức chi trả bình quân đối với phần diện tích thuộc lưu vực nhà máy Thủy điện Hoà Bình đạt 120.000 đồng/ha/năm thấp hơn mức khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng (200.000 đồng/ha/năm). Đây là một khó khăn lớn khi triển khai thực hiện chính sách vì mức chi trả thấp sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người làm nghề rừng. Bên cạnh đó có những bất cập về cơ chế hưởng lợi: chỉ diện tích rừng nằm trong lưu vực được hưởng lợi, những diện tích nằm liền kề phía ngoài hoặc ngay bên dưới hạ lưu của lưu vực không được nhận tiền chi trả, việc này sẽ ảnh hưởng khi triển khai chính sách trên diện rộng. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định 99 còn hạn chế do thiếu kinh phí, ý thức chấp hành quyết định của Nhà nước đối với các đối tượng sử dụng dịch vụ tại lưu vực nội tỉnh chưa cao.

 

Theo đồng chí Trường cần tập trung vào các giải pháp tháo gỡ, đó là đối với các doanh nghiệp, cơ sở SXKD chây ỳ không ký kết hợp đồng chi trả DVMTR hoặc không thực hiện việc nộp tiền đúng hạn cần có các biện pháp hành chính để đảm bảo việc thực thi pháp luật của các đơn vị này. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và lồng ghép các chương trình, dự án để đảm bảo mức chi trả tối thiểu là 200.000 đồng/ha cho tất cả diện tích rừng đã giao quản lý, không phân biệt trong hay ngoài lưu vực chi trả. Để gia tăng nguồn thu về quỹ BV&PTR cần tiếp tục quy định mức thu, đối tượng thu, thời điểm thu đối với các loại hình dịch vụ đã được ghi nhận tại Nghị định 99. Đồng thời, quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách và bố trí nguồn kinh phí phù hợp cho công tác này để chính sách chi trả DVMTR thực sự là một nguồn lực mới, bền vững cho phát triển lâm nghiệp của tỉnh nhà.

 

 

                                                                        

                                                                   Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục