Mía tím được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Cao Phong, cho thu nhập trên 150 triệu đồng/ha. Ảnh: Nông dân xóm Bảm, xã Tây Phong chăm sóc vườn mía đến kỳ thu hoạch.

Mía tím được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Cao Phong, cho thu nhập trên 150 triệu đồng/ha. Ảnh: Nông dân xóm Bảm, xã Tây Phong chăm sóc vườn mía đến kỳ thu hoạch.

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh. Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM của tỉnh, cây mía được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững cho nông dân.

 

Trong những năm qua, diện tích mía trên địa bàn xã Nam Phong không ngừng tăng cả về diện tích và sản lượng. Theo lãnh đạo xã, cây mía được xem là phù hợp với đồng đất Nam Phong, kể cả ở diện tích đất có độ dốc vừa phải, mía vẫn phát triển tốt. Nông dân trong xã đã mạnh dạn đưa mía lên đồi. Đến nay, diện tích mía tím của xã đạt 280 ha. Bên cạnh những xóm có lợi thế về đất, người dân ở địa bàn xóm đặc biệt khó khăn như các xóm Đúc, Ong 1, Ong 2 có tổng diện tích trên 100 ha. Riêng xóm Ong 1 có 56 hộ, cả 56 hộ đều trồng mía, nhiều hộ có thu nhập cao nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay, xã có trên 90% hộ trong 969 hộ dân đã chuyển sang trồng mía. Theo tính toán của người dân, với diện tích 2.000 - 3.000 m2/hộ, sau khi trừ mọi chi phí thu lãi 25 - 30 triệu đồng.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Cao Phong cho biết: Nhiều năm nay, cây mía tím là cây giảm nghèo hiệu quả cho nông dân. Tính trung bình mỗi ha mía tím cho thu nhập từ 150- 200 triệu đồng. Hiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm của cây mía tím rất thuận lợi, thương lái đến tận vườn đặt mua. Huyện có định hướng chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng mía cho thu nhập khá.

 

Theo quy hoạch mía giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ trồng 10.000 ha mía, phấn đấu đạt sản lượng 750.000 tấn, trong đó mía tím trồng đạt 7.200 ha, năng suất 76 tấn /ha, sản lượng 547.200 tấn, mía nguyên liệu 2.800 ha, năng suất 72 tấn /ha, sản lượng 201.600 tấn. Quy hoạch trên đòi hỏi phải có các giải pháp tích cực nhằm khuyến khích nông dân tiếp tục mở rộng diện tích trồng mía, trong đó, khâu quan trọng là lựa chọn giống tốt phù hợp với từng loại đất. Cần có các biện pháp thiết thực hỗ trợ nông dân về vốn vay, chăm sóc kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm; xây dựng thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo tiêu chí cánh đồng lớn.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng tỉnh cho biết: Mía là một trong những cây chủ lực trên địa bàn tỉnh, trong năm 2012 - 2013, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đã thực hiện Đề tài “phục tráng, bảo tồn và phát triển mía tím Hòa Bình”. Tổng số mẫu thu thập 300 cá thể (dòng) mía tím ưu tú, đại diện cho 5 huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và Kim Bôi. Thời gian thực hiện từ tháng 2/2012 tại trại sản xuất giống cây trồng Bình Thanh (xã Bình Thanh, huyện Cao Phong). Quy mô thí nghiệm 2.000 m2. Kết quả năm 2013, chúng tôi đã phục tráng thành công giống mía tím tại huyện Cao Phong, hiện nay đang lưu giữ gen tại Trung tâm Giống cây trồng. ý nghĩa khoa học của đề tài là cơ sở xây dựng thương hiệu giống mía tím; bổ sung và hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh; nâng cao nhận thức cho địa phương về tầm quan trọng của việc bảo tồn, phục tráng giống mía tím. Đây là con đường cung cấp nguồn giống sạch bệnh, đảm bảo tiêu chuẩn cho công nghệ nuôi cấy mô. Với mục tiêu phục tráng giống mía tím có năng suất cao, chất lượng tốt, phục vụ phát triển các vùng trồng mía tím tại tỉnh, góp phần tăng thu nhập cho người trồng mía.

 

      

                                                                                 Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục