Cán bộ thú y hướng dẫn hộ chăn nuôi tận dụng nguyên, vật liệu che chắn chuồng trại tránh gió lùa, giữ ấm cho gia súc trong những ngày đông giá.

Cán bộ thú y hướng dẫn hộ chăn nuôi tận dụng nguyên, vật liệu che chắn chuồng trại tránh gió lùa, giữ ấm cho gia súc trong những ngày đông giá.

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 19/CT – UBND ngày 15/12/2014 về việc phòng, chống đói, rét cho gia súc vụ đông xuân năm 2014 – 2015.

 

Nội dung chỉ thị nêu rõ: Sở NN & PTNT phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể các thành viên BCĐ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh từ huyện tới cơ sở. Các cơ quan chuyên môn theo dõi chặt diễn biến tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, phát hiện sớm các ổ dịch để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại khu vực chăn nuôi và tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc; Sở Tài chính chủ động tham mưu bố trí nguồn kinh phí dự phòng phục vụ công tác phồng, chống đói, rét, dịch bệnh; Trung tâm KTTV chủ động dự báo tình hình thời tiết để các địa phương và nhân dân kịp thời ứng phó; các cơ quan truyền thông đại chúng tỉnh phối hợp thông tin thường xuyên, chính các về diễn biến thời tiết, tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi để người dân biết, chủ động và tự giác thực hiện.  

 

UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể và chính quyền địa phương có các hành động cụ thể về phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc; cử đoàn công tác đi chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói rét, đặc biệt chú trọng các xã vùng cao còn tập quán thả rông gia súc trong rừng là nơi có nguy cơ vật nuôi bị ảnh hưởng nhiều do đói, rét; cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan, bị động trong việc phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động dự trữ thức ăn tinh, thức ăn thô, xanh như rơm, rạ, cỏ khô, tận dụng các phụ phẩm làm thức ăn cho trâu, bò. Yêu cầu mỗi gia đình chăn nuôi trâu, bò phải có chuồng trại chống rét và một cây rơm đảm bảo lượng thức ăn bình quân 5 - 7 kg/con/ngày, che chắn chuồng trại, khi nhiệt độ dưới 12o C phải đưa trâu, bò về chuồng nuôi nhốt, không thả rông trâu, bò trên rừng.

 

Chỉ thị cũng nêu rõ: Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu xảy ra tình trạng gia súc chết đói, chết rét trên địa bàn do nguyên nhân chủ quan và chỉ đạo chưa quyết liệt các biện pháp trên.

 

                                                                             

 

                                                      B.M (tổng hợp)

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục