Có được sự đồng thuận, ủng hộ và nhất trí cao của người dân, dự án khu tái định cư cho các hộ dân chuyển cư từ vùng sạt lở huyện Mai Châu tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đã được triển khai thực hiện trong thời gian ngắn.

Có được sự đồng thuận, ủng hộ và nhất trí cao của người dân, dự án khu tái định cư cho các hộ dân chuyển cư từ vùng sạt lở huyện Mai Châu tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đã được triển khai thực hiện trong thời gian ngắn.

(HBĐT) - Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 32, ngày 20/5/2003 của BTV Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) để đẩy nhanh tiến độ đầu tư đã có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra. Qua thực tế triển khai thực hiện công tác đền bù GPMB đã chứng minh nơi nào có sự lãnh đạo tập trung, chỉ đạo sâu sát, công tác GPMB sẽ đạt được những hiệu quả tích cực.

 

Tính từ năm 2003 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức thực hiện, hoàn thành bồi thường, GPMB và tái định cư 1.062 dự án, tổng diện tích đất thu hồi 2.787 ha đất các loại, tổng số tiền chi trả 1.329 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 6.000 lao động tại các địa phương. Trong đó có nhiều công trình, dự án trọng điểm như dự án đường Hồ Chí Minh đi qua các huyện Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn; dự án đường dây 500 kv nhánh II Sơn La - Nho Quan đi qua các huyện Yên Thủy, Tân Lạc, Cao Phong, TP Hòa Bình, Mai Châu... Hiện nay, đang thực hiện 104 dự án với tổng diện tích phải thu hồi 2.196 ha đất các loại. Trong đó, TP Hòa Bình, các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Kỳ Sơn là những địa phương đã, đang triển khai nhiều dự án lớn, quan trọng. TPHòa Bình, tính từ năm 2003 đến hết tháng 10/2014 đã bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 500 dự án, tổng diện tích thu hồi 440 ha đất các loại, có khoảng 5.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Từ năm 2003 đến nay, thành phố đã xây dựng 9 khu tái định cư tập trung; giao đất tái định cư, giao đất ở mới cho gần 500 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. Hiện nay, thành phố Hòa Bình đang lập thủ tục đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng 3 khu tái định cư tập trung với diện tích khoảng 20 ha dự kiến bố trí khoảng 1.250 lô đất phục vụ giao đất tái định cư cho 38 dự án trên địa bàn thành phố. Được xác định là vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh, những năm qua Lương Sơn cũng đã đẩy mạnh thu hút đầu tư vào huyện. Tính từ năm 2003 đến nay, Lương Sơn đã hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho 149 dự án với tổng diện tích thu hồi 987, 3 ha đất các loại, ảnh hưởng đến 3.645 hộ, số tiền chi trả bồi thường GPMB 338, 4 tỷ đồng. Hiện nay, Lương Sơn đang thực hiện thu hồi, bồi thường GPMB 53 dự án với tổng diện tích 2.196 ha đất các loại. Từ năm 2010 đến nay, huyện Kim Bôi đã bồi thường, hỗ trợ tái định cư GPMB 49 dự án, tổng diện tích 248, 2 ha đất các loại bị thu hồi với 5.103 hộ bị ảnh hưởng với số tiền chi trả hỗ trù, bồi thường GPMB 91 tỷ đồng. Trong đó có những dự án dự án quan trọng như dự án đường Hồ Chí Minh đi qua 6 xã với chiều dài gần 19 km, số hộ phải di chuyển, bố trí tái định cư 221 hộ; dự án cải tạo, nâng cấp đường QL 12B qua địa bàn huyện có khoảng 1.400 hộ dân bị ảnh hưởng...

 

Để có được những kết quả trên, những năm qua cấp ủy, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp trong tỉnh đã chủ động, đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân nắm, hiểu các chính sách, đơn giá bồi thường tài sản trên đất; quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh để phục vụ các dự án đầu tư; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất đai, tài sản khi bị thu hồi đất một cách công khai, minh bạch. Cùng với đó, Ban chỉ đạo công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư của tỉnh và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các huyện, thành phố đã bám sát, nắm chắc tình hình cơ sở, có sự lắng nghe và đối thoại cởi mở với người dân bị ảnh hưởng các dự án từ đó đã kịp thời tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện bồi thường, GPMB, đặc biệt là đối với các dự án lớn, trọng điểm. Đồng chí Đinh Công Hồng, Bí thư Huyện ủy Kim Bôi chia sẻ: Xác định bồi thường, hỗ trợ, GPMB là một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến quyền và lợi ích trực tiếp của các tổ chức, cá nhân dễ dẫn đến khiếu kiện, làm ảnh hưởng đến tình hình ANTT. Do vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, từ đó kịp thời phát hiện, tháo gỡ những vướng mắc từ cơ sở.

 

Cũng chung quan điểm đó, đồng chí Bùi Văn Nỏm, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn cho rằng: Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về bồi thường, GPMB đến người dân và các đối tượng có đất bị thu hồi phục vụ các dự án để người dân hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của mình thì cấp ủy, chính quyền các cấp cần phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị tại cơ sở trong bồi thường, GPMB. Cùng với đó, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện cần phát huy dân chủ, huy động được sức dân cùng vào cuộc để cho người dân được biết, được tham gia ý kiến vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thu hồi đất. Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào hệ thống chính trị vào cuộc chỉ đạo một cách sát sao, quyết liệt trên tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch, có sự phối hợp chặt chẽ, lắng nghe ý kiến của nhân dân thì đó là nơi làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB.

 

Kinh nghiệm đó đã được minh chứng rõ nhất bằng việc nhiều hộ dân ở các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn đã tự nguyện giao đất, ứng mặt bằng cho đơn vị thi công tuyến QL 12B. Đặc biệt, trong đó còn có hàng nghìn hộ dân ở các địa phương trong tỉnh đã tự nguyện hiến hàng chục nghìn m2 đất các loại để làm đường giao thông nông thôn, thực hiện các dự án theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

 

Có thể nói, bồi thường, hỗ trợ, GPMB là công tác khó khăn, nan giải và nhạy cảm. Tuy nhiên, luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phấn đấu làm tốt công tác hỗ trợ, bồi thường, GPMB và tái định cư cũng chính là xây dựng một môi trường đầu tư tốt cho tỉnh.

 

 

                                                                                  Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục