Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các thành viên đoàn công tác tìm hiểu công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hoà Bình.

Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các thành viên đoàn công tác tìm hiểu công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hoà Bình.

(HBĐT) - Ngày 9/4, Đoàn công tác của TT HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2004-2014 tại Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hòa Bình. Tham gia Đoàn có lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và một số sở, ngành của tỉnh.

 

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hòa Bình, Công ty được UBND tỉnh giao đất tại các Quyết định số 07/2000/QĐ-UB và Quyết định số 141/2003/QĐ-UB trên cơ sở chuyển giao nguyên trạng đất đai của các lâm trường trực thuộc tỉnh trước đây với tổng diện tích là 22.514,4 ha. Năm 2012, Công ty tiến hành rà soát đất đai với tổng diện tích rà soát 22.776,91 ha (diện tích rà soát tăng so với diện tích được giao do khi giao trước đây bằng hình thức khoanh vẽ trên bản đồ, hiện nay là đo thực tế ngoài thực địa), trong đó, diện tích công ty giữ lại để sản xuất  kinh doanh là 11.510,20 ha, diện tích trả lại địa phương quản lý 11.266,71 ha. Năm 2014, trên diện tích giữ lại để sản xuất kinh doanh công ty được UBND tỉnh cho thuê, cấp giấy CNQSDĐ với tổng diện tích 9.804,11 ha. Công ty đã tiến hành bàn giao được 7.039 ha đất không có nhu cầu sử dụng về địa phương quản lý, hiện đang phối hợp với các cơ quan chức năng bàn giao tiếp phần diện tích không có nhu cầu sử dụng về địa phương là 5.924,4 ha, lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần còn lại là 213,3 ha. Qua đánh giá, việc sử dụng đất của công ty đạt kết quả tích cực hơn những năm trước, hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai vẫn còn những hạn chế, bất cập, nhiều chính sách không phù hợp với điều kiện thực tế, sự phối hợp giữa các ngành không được thường xuyên dẫn đến việc hướng dẫn thực hiện các chính sách đôi khi chưa thống nhất, các đơn vị có lúc chưa chủ động thực hiện các chính sách về đất đai, còn xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, xâm canh  đất đai giữa người dân và doanh nhiệp… Công ty kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi một số chính sách, quy định pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, UBND tỉnh có chỉ đạo đối với các dự án chuyển đổi rừng tiến hành trồng lại rừng theo đúng quy định, chính quyền địa phương các cấp có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép đất rừng…

 

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung trao đổi, làm rõ hơn những vấn đề quan tâm trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất lâm trường tại công ty như năng lực quản lý, sử dụng của công ty đối với diện tích đất giữ lại; thực trạng đất trả về cho địa phương quản lý, đất chưa sử dụng; vấn đề tồn đọng vốn đầu tư trồng rừng, giao đất không đúng đối tượng, chuyển nhượng đất trái quy định; tiến trình bàn giao đất về địa phương quản lý…

 

Phát biểu kết luận, đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất đúng mục tiêu, hiệu quả, thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ đối với người lao động, đời sống, thu nhập từng bước được nâng cao. Để làm tốt hơn công tác quản lý đất đai đồng chí đề nghị Công ty cần tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương hoàn thiện thủ tục trả lại đất về cho địa phương quản lý; đối với những nơi có đất còn tranh chấp chưa thống nhất cao giữa các bên thì chọn phương án giao đất cho địa phương; trường hợp các hộ chưa có giấy CNQSDĐ nhưng đang sử dụng đất phù hợp quy hoạch cần tạo điều kiện để được cấp giấy để sử dụng đất ổn định, lâu dài.    

 

 

 

                                                                      Hà Thu

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục