Thực hiện chương trình xây dựng NTM, đến nay, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn)  đã hoàn thành nhựa hóa, bê tông hóa toàn bộ hệ thống giao thông nông thôn.

Thực hiện chương trình xây dựng NTM, đến nay, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) đã hoàn thành nhựa hóa, bê tông hóa toàn bộ hệ thống giao thông nông thôn.

(HBĐT) - Sau 5 năm nỗ lực thực hiện, đến hết tháng 4, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) đã hoàn thành 19 tiêu chí trong xây dựng NTM. Về Nhuận Trạch hôm nay có thể nhận thấy sự đổi thay rõ rệt của bộ mặt nông thôn. Những con đường liên xóm, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa, ngõ xóm sạch, đẹp hơn, hệ thống kênh mương thủy lợi được kiên cố, cơ sở hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục được cải thiện, đời sống nhân dân từng bước nâng cao...

 

Từ thống nhất chủ trương...

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Tiến, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Ngay sau khi được chọn là xã điểm NTM của tỉnh, Đảng ủy xã Nhuận Trạch đã thành lập BCĐ, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên đến nhân dân. Các tổ chức, đoàn thể lấy ý kiến của người dân tham gia góp ý vào đồ án quy hoạch và cắm mốc quy hoạch NTM của xã. Phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân, vì vậy, mọi cách thức tổ chức thực hiện đều được đưa ra để nhân dân thảo luận, bàn bạc công khai, dân chủ, thống nhất dựa vào điều kiện thực tế của cơ sở và mỗi gia đình với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tất cả các chủ trương, chính sách của Nhà nước, các nội dung, công việc liên quan đến NTM, kết quả công tác của từng thôn, xóm, KDC... đều được xã quán triệt, phổ biến đến người dân thông qua các hội nghị thôn, xóm và hệ thống loa truyền thanh. Qua đó, tạo nên sự đồng thuận, thông suốt và không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp trong các KDC. Mỗi tiêu chí khi thực hiện đều nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân. Nhiều hộ hiến đất, cây cối, hoa màu, góp công sức, tiền của, vật liệu để xây dựng các công trình dân sinh, chủ động xây dựng tường rào, chỉnh trang nhà cửa khang trang.

 

Có sự đoàn kết, thống nhất cao trong công tác lãnh đạo, điều hành, tranh thủ các nguồn lực từ T.Ư đến tỉnh, huyện, các DN và nhân dân, vừa đầu tư xây dựng hạ tầng vừa chú trọng phát triển SXNN, nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, lựa chọn thực hiện các tiêu chí trong từng thời điểm, xây dựng đề án sát, đúng, thường xuyên giao ban tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai... chính là nguyên nhân đưa đến sự thành công trong xây dựng NTM của Nhuận Trạch.

 

 

Đến phát huy các nguồn lực

 

Do làm tốt các bước chuẩn bị, nhất là xây dựng được đề án sát, đúng, phù hợp với thực tế, nhu cầu của xã và nguyện vọng của nhân dân, chương trình xây dựng NTM mới của Nhuận Trạch sau 5 năm triển khai đã thu được những kết quả ngoài mong đợi. Tính đến hết tháng 4/2015, tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã cho xây dựng NTM đạt hơn 93 tỷ đồng. Trong đó, vốn T.Ư và tỉnh hỗ trợ trên 41 tỷ đồng, huyện hỗ trợ trên 19,2 tỷ đồng, ngân sách xã gần 2 tỷ đồng, đặc biệt là nhân dân đóng góp gần 39 tỷ đồng (chiến 44,74% tổng nguồn vốn). Số kinh phí trên, xã đã tập trung đầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay, toàn xã cơ bản hoàn thành mục tiêu nhựa hóa, bê tông hoá đường GTNT với tổng chiều dài trên 29,5 km; hệ thống kênh mương nội đồng được cứng hóa trên 9,4 km. Về cơ sở văn hóa, đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhà văn hóa đa năng, khu TD-TT, các nhà văn hóa thôn, cổng chào, hệ thống trường học, trạm điện, y tế... Cùng với đó, xã đã phát động nhân dân tự đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp, chỉnh trang nhà cửa, công trình phụ, nước sạch, sửa chữa cầu cống, thu gom rác thải... tạo nên diện mạo NTM với môi trường sạch đẹp, văn minh và nếp sống văn hoá trong các KDC.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Điền, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong phát triển kinh tế, xác định là xã nằm trong vùng động lực của huyện, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể đã tập trung chỉ đạo nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình; xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp đem lại hiệu kinh tế quả cao. Trong SXNN, xã đã tập trung xây dựng các mô hình điểm, sau đó rút kinh nghiệm và nhân ra toàn xã như: chăn nuôi bò sữa, gà thả vườn, lợn nái, nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả, đậu tương vụ đông, rau hữu cơ... Để có nguồn lực, bên cạnh một phần nguồn vốn được hỗ trợ từ chương trình xây dựng NTM, xã đã phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, xã chú trọng mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, liên kết với các công ty trong và ngoài địa phương, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động... Trong những năm qua, xã đã mở được 8 lớp đào nghề ngắn hạn với 240 học viên tham gia gồm lớp may công nghiệp, sản xuất chổi chít, chăn nuôi gà thả vườn và 2 lớp mây tre đan; tạo cơ hội và giải quyết việc làm cho hơn 800 lao động, tỷ lệ lao động có việc làm của xã đạt 98,95%.

 

Cùng với phát triển nông nghiệp, xã đã quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực phát triển CN-TTCN trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các DN đầu tư vào địa bàn, hoạt động SX-KD có hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Các cơ sở sản xuất TTCN phát triển khá mạnh, nhiều hộ nhân dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất chổi chít, mây tre đan, gạch Blốc, sản xuất đồ gỗ, nhôm kính, đồ sắt thép và dịch vụ sửa chữa xe máy, các loại dịch vụ phục vụ SXNN... Theo đó, giá trị thu nhập sản xuất CN-TTCN đạt từ 25 - 27 tỷ đồng/năm. Từ sự năng động, linh hoạt trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể, đến nay, thu nhập bình quân của xã Nhuận Trạch đạt 19,9 triệu đồng/người/ năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,96%.

 

 

Bài học kinh nghiệm

 

Đánh giá về kinh nghiệm xây dựng NTM, đồng chí Nguyễn Hồng Tiến, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Để triển khai chương trình xây dựng NTM đạt hiệu quả cao, Nhuận Trạch xác định công tác tuyên truyền là khâu then chốt, phải làm sâu rộng để nâng cao nhận thức trong nhân dân về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM. Tiếp đó, xây dựng NTM cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị; coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở; có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương, tránh rập khuôn, máy móc. Đồng thời, xác định nguồn vốn xây dựng NTM là rất lớn, do vậy, cần phải đa dạng hóa việc huy động nguồn lực theo phương châm huy động nguồn lực xã hội hóa là quan trọng, sự hỗ trợ từ NSNN là cần thiết.

 

Đặc biệt, trong quá trình triển khai tại các xóm phải luôn bảo đảm sự công khai, minh bạch, tuân thủ chủ trương “dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ngoài tuyên truyền dưới nhiều hình thức, Nhuận Trạch còn đẩy mạnh lồng ghép với thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, vì người nghèo... từ đó củng cố thêm niềm tin để mọi tầng lớp nhân dân xây dựng khối đại đoàn  kết toàn dân, cùng nhau xây dựng NTM vững chắc.

 

 

 

 

                                                                                Ngọc Vinh

 

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục