Trong 5 năm, DAGN II huyện Lạc Sơn đã triển khai 506 tiểu dự án sinh kế với tổng vốn đầu tư trên 25.638 triệu đồng, hơn 6 nghìn lượt hộ được hưởng lợi.

Trong 5 năm, DAGN II huyện Lạc Sơn đã triển khai 506 tiểu dự án sinh kế với tổng vốn đầu tư trên 25.638 triệu đồng, hơn 6 nghìn lượt hộ được hưởng lợi.

(HBĐT) - Trong 5 năm (2010 – 2015) huyện Lạc Sơn thực hiện Dự án Giảm nghèo giai đoạn II, đã có 966 hoạt động được triển khai với tổng mức đầu tư trên 104.394 triệu đồng. Mỗi hoạt động tuy có mức đầu tư không lớn nhưng đã mang đến hiệu quả thiết thực, tạo thành những giá trị bền vững góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH vùng dự án nói riêng và toàn huyện Lạc Sơn nói chung.

 

Dự án Giảm nghèo giai đoạn II (2010 – 2015) được thực hiện trên địa bàn 8 xã bặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn, gồm Tự Do, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Miền Đồi, Bình Hẻm, Qúy Hòa, Mỹ Thành và Hương Nhượng. Trước đó, dự án giai đoạn I được triển khai trên địa bàn 5 xã Tự Do, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Miền Đồi và Bình Hẻm. Các xã vùng dự án đều có đặc điểm chung là địa hình hiểm trở, chia cắt, đi lại khó khăn và đều còn nhiều hạn chế trong phát triển KT-XH. Năm 2013, dân số của các xã vùng dự án là 28.761 người, chủ yếu là dân tộc Mường, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% tổng dân số tự nhiên, phần đa chưa được qua đào tạo và lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là những thách thức không nhỏ đặt ra cho quá trình thực hiện dự án.

 

Tiếp nối những kết quả đã đạt được trong giai đoạn I, DAGN II huyện Lạc Sơn bám sát chủ trương phân cấp mạnh vai trò làm chủ đầu tư cho cấp xã và tăng cường sự tham gia của cộng đồng (người dân được tham gia đầy đủ trong quá trình lập kế hoạch cũng như triển khai dự án). Theo UBND huyện Lạc Sơn: Dự án có cách thức khuyến khích người dân phát huy năng lực tự thân, phát huy tính cộng đồng trong giải quyết các vấn đề sinh kế. Đây là cách tiếp cận mới, thể hiện rõ tính phù hợp, đồng thời là giải pháp căn cơ giúp giải quyết vấn đề giảm nghèo một cách bền vững. Chính vì vậy, dự án được thực hiện lồng ghép với Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2010 – 2015 của huyện. Trong phạm vi dự án, nhiều hoạt động đa dạng được triển khai và lồng ghép chặt chẽ với nhau từ cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển thị trường, đến đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp. Các hoạt động này là những yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sinh kế của người dân trong vùng dự án cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn với mục tiêu cuối cùng là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo.

 

Trong 5 năm, DAGN II huyện Lạc Sơn đã triển khai 966 hoạt động lớn, nhỏ với tổng mức đầu tư trên 104.394 triệu đồng (trong đó vốn vay WB khoảng 95.942 triệu đồng, vốn dân góp khoảng 7.126 triệu đồng, vốn đối ứng khoảng 757 triệu đồng, vốn đối tác liên kết thị trường khoảng 567 triệu đồng). Các hoạt động đã tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng thôn, bản (thông qua việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt và các công trình công cộng); hỗ trợ sản xuất (thông qua các hoạt động kết nối thị trường, hỗ trợ chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất dịch vụ); tăng cường năng lực (thông qua việc tham gia các khóa tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm và phân cấp quản lý cho cấp xã với 923/1.009 hoạt động được giao cho cấp xã làm chủ đầu tư). Hướng tới mục tiêu chung, dự án được triển khai thành 4 hợp phần chính: kinh tế huyện, ngân sách phát triển xã, tăng cường năng lực và quản lý dự án. Các tiêu chí được cụ thể hóa qua các tiểu hợp phần, với nhiều hoạt động có mức đầu tư không lớn nhưng mang lại hiệu quả thiết thực và có tính bền vững cao. Đơn cử như các hoạt động cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Trong 5 năm, dự án đã đầu tư thực hiện 288 công trình tiểu dự án. Trong đó, có 9 công trình nước sinh hoạt đảm bảo cung cấp nước sạch cho trên 2.565 người hưởng lợi, 88 công trình thủy lợi góp phần cung cấp nước tưới tiêu cho trên 800 ha lúa và hoa màu, 124 công trình giao thông góp phần kiên cố hóa được 25,3 km đường bê tông, 288,76 m ngầm qua suối và cải tạo đường, cấp phối cho 16,59 km đường vào các khu sản xuất. Cùng với đó, nhằm tăng cường năng lực sản xuất của cộng đồng địa phương, dự án đã chú trọng triển khai các hoạt động sinh kế với 509 hoạt động khác nhau, trong đó, có 505 tiểu dự án sinh kế do cấp xã làm chủ đầu tư bao gồm 19 loại hình sinh kế khác nhau và tập trung chủ yếu cho các hoạt động chăn nuôi (480/505 hoạt động chiếm 95%). Với sự tiếp sức đắc lực của DAGN II, diện mạo nông nghiệp – nông dân – nông thôn của các xã vùng dự án đã có nhiều cải thiện, đặc biệt trong đó, thu nhập bình quân đầu người qua các năm của các xã có bước chuyển biến rõ nét. Năm 2010, trung bình 8 xã có mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 6.137 nghìn đồng/người/năm. Con số này tăng đều qua các năm, năm 2011 là  7.528 nghìn đồng/người, năm 2012 là 8.928 nghìn đồng/người, năm 2013 là 10.217 nghìn đồng, năm 2014 là 11.899 nghìn đồng…Năm 2015 này, dự báo mức thu nhập bình quân đầu người khả quan hơn năm trước. Có thể nói, các hoạt động của Dự án sau 5 năm triển khai đã đạt những kết quả to lớn. Dự án cơ bản đạt mục tiêu đề ra, góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của người dân vùng dự án.  

 

Kết thúc giai đoạn II, huyện sẽ tiếp tục triển khai DAGN giai đoạn kéo dài (2015 - 2018) với những nội dung trọng tâm: tăng cường cơ chế thông tin minh bạch về nguồn lực cho giảm nghèo, nâng cấp các nhóm đồng sở thích, khuyến khích thực hiện các liên kết để xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, kết nối tốt hơn với thị trường và tiếp cận theo chuỗi giá trị, hỗ trợ cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường… Nhìn chung, DAGN giai đoạn kéo dài vẫn giữ nguyên 4 hợp phần như thiết kế ban đầu song có một số thay đổi về cơ cấu vốn cho các hợp phần theo hương nâng cao vai trò làm chủ đầu tư cho cấp xã, đồng thời bổ sung thêm một số hoạt động cụ thể nhằm kết nối tốt hơn với các tiêu chí của cương trình nông thôn mới. Với sự đầu tư đúng hướng và đạt hiệu quả cao, DAGN sẽ tiếp tục được coi là nhân tố quan trọng để phát triển KT-XH vùng dự án nói riêng và toàn huyện Lạc Sơn nói chung.

 

 

                                                                 Thu Trang

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục