Cán bộ, nhân viên Ngân hàng Nhà nước tỉnh  thực hiện khâu kiểm đếm tiền giao dịch.

Cán bộ, nhân viên Ngân hàng Nhà nước tỉnh thực hiện khâu kiểm đếm tiền giao dịch.

(HBĐT) - Dù đã có cơ chế phối hợp rõ ràng nhưng cho đến hiện tại, giữa các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Vẫn còn quá nhiều thủ tục hành chính làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Rất mong có thêm nhiều hơn nữa các diễn đàn để ngân hàng đối thoại với doanh nghiệp qua đó khâu nối lại những mắt xích còn lỏng lẻo trong chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, nâng cao hoạt động tín dụng trong lĩnh vực này... Đó là những tâm tư, nguyện vọng chung của các DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh mà chúng tôi tổng hợp và phản ánh lại.

 

Tại Báo cáo số 545, ngày 17/9/2015 về tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động tín dụng ngân hàng trong tỉnh năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước tỉnh nêu rõ: Triển khai chương trình kết nối Ngân hàng - doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã báo cáo  UBND tỉnh xin chủ trương triển khai và phối hợp với các sở, ngành, Hội Doanh nghiệp để nắm bắt thông tin liên quan đến dự án, lĩnh vực đầu tư trọng điểm và chỉ đạo các ngân hàng thương mại tổ chức thực hiện. Theo đó, các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chủ động tiếp xúc, làm việc trực tiếp với gần 1.500 khách hàng doanh nghiệp (DN), HTX và hộ SX -KD đã thực hiện cho vay và nâng mức tín dụng, cơ cấu lại nợ cho 1.341 khách hàng (doanh nghiệp, hộ SX -KD) với số tiền 2.070 tỷ đồng.

 

Riêng năm 2014 cho vay mới 653 khách hàng với tổng dư nợ 571 tỷ đồng, nâng hạn mức tín dụng cho 92 khách hàng DN với số dư nợ 332 tỷ đồng; gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ 109 khách hàng DN với số dư nợ 352 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm nay cho vay mới, nâng mức tín dụng 385 khách hàng với số dư nợ 562 tỷ đồng; cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ 71 khách hàng với  số nợ 253 tỷ đồng. Thông qua chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các sở, ngành của tỉnh đã thấy rõ những khó khăn của DN, trên cơ sở đó có sự phối hợp đồng bộ, thực hiện các giải pháp cụ thể, thiết thực đối với DN, tạo động lực cho DN thúc đẩy SX -KD. Các DN được hỗ trợ tháo gỡ khó khăn đã tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý để duy trì, phục hồi, phát triển SX -KD, giảm bớt những khó khăn về vốn và chi phí lãi vay cho DN. Từ đó, DN đã phát huy được tính chủ động, kịp thời củng cố tình hình tài chính, cơ cấu lại tổ chức hoạt động sản xuất (SX), định hướng SX -KD phù hợp, giảm chi phí SX, giảm giá thành, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh cũng như chấp hành tốt chính sách, pháp luật... góp phần vào mục tiêu phát triển KT -XH của tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Xưởng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh khẳng định: Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh luôn đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vốn, không có tình trạng thiếu vốn cung ứng cho khách hàng.

 

Tuy nhiên, đại diện phía DN cho rằng vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh thẳng thắn bày tỏ: Cơ chế của hệ thống ngân hàng ở tỉnh vẫn phức tạp khiến cho việc tiếp cận vốn vay của các DN khó khăn. Từ đó đã ảnh hưởng đến sự linh hoạt trong SX -KD, cơ hội đầu tư của DN giảm sút. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên ở một số ngân hàng, đặc biệt là chi nhánh cấp huyện còn nhiều điều đáng nói, cần được các nhà quản lý trong hệ thống ngân hàng quan tâm, chấn chỉnh. ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Công ty cổ phần 26-3 Hòa Bình cho rằng, cho đến nay, thủ tục hành chính của các ngân hàng Nhà nước trên địa bàn tỉnh còn rườm rà. Còn nhiều điểm mà ngân hàng và DN vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Bên cạnh đó, năng lực của một số cán bộ tín dụng  thực sự chưa đảm bảo, đặc biệt là trong đánh giá năng lực của DN để cho vay thường được thực hiện một cách máy móc nên khó khăn cho DN khi tiếp cận vốn. Nhắc đến những mâu mắc cụ thể này, ông Hà Văn Thắng nhấn mạnh: Chỉ có ngành ngân hàng mới biết họ phải làm gì để nâng cao hoạt động tín dụng.

 

Từ những góp ý cụ thể trên cho thấy, rõ ràng chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thông nhưng chưa thoáng, còn nhiều khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ. Để thực hiện tốt hơn nữa việc kích cầu, tháo gỡ khó khăn cho DN trong thời gian tới cần có thêm nhiều cách thức, diễn đàn để tìm tiếng nói chung giữa ngân hàng với DN tạo nền tảng cho phát triển  KT - XH của tỉnh.

 

 

                                                                                 Thúy Hằng

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục