Người dân xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình) chuẩn bị cây giống trồng rừng trên diện tích đất trống, đồi trọc của xã.

Người dân xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình) chuẩn bị cây giống trồng rừng trên diện tích đất trống, đồi trọc của xã.

(HBĐT) - Triển khai kế hoạch đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện; tuyên truyền các chính sách liên quan; rà soát các dự án sử dụng đất lâm nghiệp; triển khai trồng rừng thay thế toàn bộ diện tích chuyển đổi... Đó là những bước đi cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả đề án trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2016, tỉnh ta sẽ hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế, đảm bảo đúng tiến độ chỉ đạo của Bộ NN&PTNT.

 

Trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác là nội dung quan trọng trong kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011  2020. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã xây dựng đề án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác, bắt đầu triển khai từ năm 2014. Theo kết quả rà soát của các địa phương về tình hình chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, cả nước có tổng diện tích 67.750 ha phải trồng rừng thay thế. Lũy kế đến ngày 30/9/2015, cả nước đã trồng rừng thay thế được 15.959 ha, đạt 23,6%. Riêng năm 2015, từ đầu năm đến ngày 30/9, cả nước đã có 23/50 địa phương triển khai trồng rừng thay thế với tổng diện tích 8.089 ha, đạt 36% kế hoạch năm; ước cả năm 2015 trồng được 11.660 ha, đạt 52,3% kế hoạch năm.

 

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, nhìn chung, kết quả trồng rừng thay thế đạt thấp so với kế hoạch đòi hỏi các địa phương trong thời gian tới phải quyết liệt triển khai các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra. Cụ thể: đối với các dự án thủy điện đã đưa vào vận hành, phấn đấu hoàn thành công tác trồng rừng thay thế trong năm 2015. Đối với các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, phấn đấu hoàn thành trong năm 2016. Đối với các dự án đã nộp tiền về quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, yêu cầu UBND các tỉnh khẩn trương chỉ đạo, giải quyết vướng mắc để trổng rừng ngay, không để tồn quỹ. Kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế.

 

Tại tỉnh ta, đề án trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh đã được triển khai nghiêm túc và đạt những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Là đơn vị chủ trì thực hiện đề án, Sở NN&PTNT đã giao đơn vị chuyên môn phối hợp rà soát diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến nay. Theo đó, toàn tỉnh có 444,77 ha rừng của 64 dự án đầu tư được chuyển sang mục đích sử dụng khác không phải lâm nghiệp. Trong đó có 5 dự án chuyển sang mục đích xây dựng công trình thủy điện với diện tích phải trồng rừng thay thế 10,6 ha (đến nay chưa thực hiện trồng rừng thay thế), 56 dự án chuyển sang mục đích SX-KD với diện tích phải trồng rừng thay thế 415 ha (đến nay đã trồng rừng thay thế được 32,64 ha, còn lại 382,4 ha); 3 dự án chuyển sang mục đích xây dựng công trình công cộng với diện tích phải trồng rừng thay thế 19,17 ha (đến nay đã trồng rừng thay thế được 2,17 ha, còn lại 17 ha). Như vậy, đối với 64 dự án đang hoạt động, diện tích đã trồng rừng thay thế 34,81 ha (chủ đầu tư tự trồng rừng thay thế 32,64 ha; nộp tiền qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh để trồng rừng thay thế 2,17 ha), còn lại thực hiện trồng rừng thay thế.

 

Đồng chí Đinh Quang Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Với diện tích 409,99 ha chưa trồng rừng thay thế, từ quý I/2016, Sở NN&PTNT sẽ tổ chức triển khai đến các chủ đầu tư yêu cầu khẩn trương thực hiện trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền về quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh để trồng rừng thay thế theo đúng quy định. Nếu chủ đầu tư không chấp hành sẽ kiến nghị UBND tỉnh kiên quyết thu hồi giấy phép hoạt động. Dự kiến đến cuối năm 2016, tỉnh sẽ hoàn thành trồng rừng thay thế đối với những diện tích đã chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong thời gian 2006 - 2013, đảm bảo đúng tiến độ Bộ NN&PTNT yêu cầu.

 

                                                                                  

                                                                             Thu Trang

 

 

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục