Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình anh Hà Văn Huy, xóm Hày Dưới, xã Bắc Sơn (Tân Lạc) đầu tư chăn nuôi bò đã từng bước thoát nghèo.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình anh Hà Văn Huy, xóm Hày Dưới, xã Bắc Sơn (Tân Lạc) đầu tư chăn nuôi bò đã từng bước thoát nghèo.

(HBĐT) - Nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách có vốn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống, những năm qua, NH CSXH huyện Tân Lạc phối hợp với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã và đang là trợ lực lớn để người dân huyện Tân Lạc phát triển kinh tế, là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình giảm nghèo phát triển kinh tế ở địa phương. Trong giai đoạn 2012-2014 vốn chính sách đã giúp 3.594 hộ trên địa bàn huyện thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

 

Những năm trước đây, gia đình anh Hà Văn Huy ở xóm Hày Dưới, xã Bắc Sơn nằm trong danh sách 1 trong những hộ nghèo nhất xã. Cả gia đình chỉ trông chờ vào mấy ha ngô, năm được, năm mất nên cái nghèo cứ đeo bám. Năm 2008, thông qua Hội Nông dân, gia đình anh được vay 8 triệu đồng từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, đầu tư vào nuôi gà, lợn. Gia đình anh trả lãi đúng hạn, hết chu kỳ trả gốc đầy đủ và vay lại 15 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo đầu tư mua bò, lợn. Đến nay, bò đã phát triển lên 2 con, lợn có 5 con. Ngoài ra, gia đình anh còn vay 14 triệu đồng từ chương trình HS-SV lo cho con lớn theo học tại trường đại học Y Thái Bình.

 

Không riêng gì gia đình anh Hà Văn Huy, hiện nay, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc đã và đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH huyện. Riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những hộ nghèo đã biết đưa các loại cây, con có hiệu quả kinh tế thay thế dần những loại giống cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả, góp phần xóa đói - giảm nghèo, cải thiện cuộc sống.

 

Trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện có 4 tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác vay vốn của NHCSXH. Với cơ chế tín dụng hiện hành, hầu hết các chương trình tín dụng đều được uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội, dư nợ uỷ thác chiếm 99,7% tổng dư nợ của NHCSXH huyện. Toàn huyện có 344 tổ TK&VV với 13.812 thành viên đang hoạt động tại các thôn xóm, dư nợ do các tổ TK&VV quản lý trên 218 tỉ đồng, bình quân mỗi xã có 14 tổ TK&VV, bình quân mỗi tổ có 40 thành viên và quản lý 636 triệu đồng.

 

ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc cho biết: Tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn sản xuất, kinh doanh là một trong những mục tiêu được NHCSXH tích cực thực hiện. Để tránh tình trạng bà con sử dụng vốn sai mục đích, chúng tôi luôn chỉ đạo cán bộ tín dụng phối hợp với Ban giảm nghèo các xã, tổ chức, đoàn thể nhận ủy thác thực hiện bình xét đối tượng chính xác, trên cơ sở công khai, dân chủ, có sự bàn bạc thống nhất từ Ban quản lý thôn và sự tham gia của nhân dân. Khi nguồn vốn đến tay người dân, Ban giảm nghèo các xã tăng cường kiểm tra, giám sát; phối hợp với Trạm KN-KL huyện mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để các hộ nghèo mạnh dạn đầu tư đồng vốn một cách hiệu quả nhất. Đến nay, đơn vị đang thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nguồn vốn phát triển SX-KD, đầu tư cho con cái đi học và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện có 13.612 khách hàng là doanh nghiệp, hộ gia đình đang sử dụng vốn của NHCSXH với dư nợ trên 219 tỉ đồng. Đồng vốn chính sách đã và đang góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

                                                                                

                                                                               Đinh Thắng  

 

 

Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục