Hội Viên tổ trồng mướp đắng xóm Chóng chăm sóc vườn mướp đắng.

Hội Viên tổ trồng mướp đắng xóm Chóng chăm sóc vườn mướp đắng.

(HBĐT) - Trồng mướp đắng lấy hạt là mô hình hợp tác giữa Công ty Hạt giống Tân Lộc Phát với một số hộ dân xóm Chóng, xã Yên Lạc (Yên Thủy). Từ năm 2013 đến nay, tổ trồng mướp đắng của xóm Chóng vẫn tiếp tục duy trì mô hình với 12 hộ tham gia, diện tích trồng là 2,3 ha.

 

Thực tế cho thấy, hiệu quả trồng  mướp đắng thu lời hơn cây lúa đặc biệt đối với vùng đất Yên Thủy “nổi tiếng” là điều kiện khí hậu không thuận lợi. Ông Bùi Văn Hồng, Trưởng xóm Chóng kiêm  tổ trưởng tổ trồng mướp đắng cho biết: “Trồng mướp đắng rất hiệu quả đối với bà con. Tính ra, nếu trồng lúa, mất nhiều công đoạn thu hoạch mà thu lời không lớn, nhiều người đã bỏ trồng lúa để chuyển sang trồng mướp đắng và cây trồng khác. Mỗi cân hạt mướp đắng chúng tôi bán được 440.000 đồng. Vụ nào được mùa tính ra với 3 cân mướp đắng có thể “đổi” được 3 sào lúa. Ngoài ra, khi làm đúng quy trình kĩ thuật, độ thuần của hạt đạt yêu cầu hay vượt chỉ tiêu về số lượng, Công ty thu mua có chính sách thưởng thêm cho người dân với mỗi cân được 13.000 đồng. Một năm, hạt mướp đắng thu hoạch được 2 vụ. Mỗi sào thu hoạch, trừ tất cả chi phí, mỗi hộ cũng thu được từ 9 đến 10 triệu đồng”.

 

Bên cạnh việc sinh lời lớn thì công chăm sóc đối với cây mướp đắng cũng đòi hỏi nhiều. Việc trồng mướp đắng là một quy trình khép kín từ khâu chọn giống đến khâu thu hoạch hạt. Do đó, yêu cầu người trồng phải cần thận, tỉ mỉ, chi tiết đến từng khâu. Theo kĩ thuật, để đạt độ thuần 90% - 100% người dân phải trồng hai giống đực và cái riêng biệt. Tiếp đến, phải đánh dấu từng bông hoa, từng quả mướp đắng đạt độ thuần bằng kẹp xanh, chỉ đỏ. Để đảm bảo mô hình diễn ra đúng kỹ thuật, đúng từng khâu, Công ty cũng cử nhân viên đến ăn ở cùng bà con để hướng dẫn. Đặc biệt, việc công ty đầu tư phân bón, dụng cụ chăm sóc và bao tiêu sản phẩm đầu ra đã giúp bà con trong tổ trồng an tâm hơn khi thực hiện mô hình, mọi người trong tổ đều tập trung, dồn sức vào chăm sóc dàn cây mướp đắng. Một ngày hầu như 8 tiếng người trồng ra ruộng để làm công tác chăm sóc, ngoài ra, cũng có trường hợp đêm ra soi đèn để làm.

 

Đồng chí Trần Việt Cường - Phó chủ tịch UBND xã Yên Lạc cho biết: “Mô hình trồng mướp đắng lấy hạt của tổ xóm Chóng được duy trì từ nhiều năm nay, tổ là điển hình trong sản xuất kinh doanh của xã. Khi mới bắt đầu thực hiện, người dân phải học theo chỉ dẫn của công ty, giờ đây, bà con làm thuần thục đến từng chi tiết mà không cần chuyên gia hướng dẫn. Việc trồng cây mướp đắng lấy hạt đem lại hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho người dân cũng là kết quả đáng mừng trong việc vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã”.

 

                                          

                                                      Nguyễn Tuyết (CTV)

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hà Nội ủy quyền cho cấp huyện quyết định giá đất

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4905/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...

Hoàn thành di chuyển hộ dân phục vụ chặn dòng hồ chứa nước Cánh Tạng đầu tháng 11/2023

(HBĐT) - Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là 1 trong 4 dự án quan trọng của Bộ NN&PTNT, khi hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy phát triển kinh tế cho huyện Lạc Sơn nói riêng và tỉnh Hòa Bình. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Lạc Sơn đang tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng điểm tái định cư (TĐC) cho các hộ dân, phục vụ công tác chặn dòng vào tháng 11/2023.

Giá nhiều mặt hàng nông sản đồng loạt giảm mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, chốt tuần vừa qua, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng quan trọng ghi nhận các mức giảm mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,44% xuống 2.278 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 3.600 tỷ đồng mỗi phiên.

Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục