Chợ Chỉ (xã Hùng Tiến) được đầu tư xây dựng theo tiêu chí chợ NTM nhưng mới được lên khung.

Chợ Chỉ (xã Hùng Tiến) được đầu tư xây dựng theo tiêu chí chợ NTM nhưng mới được lên khung.

(HBĐT) - Là xã 135, cách trung tâm huyện Kim Bôi chừng 17 km, tuy đã có những tín hiệu tích cực từ chương trình xây dựng NTM nhưng đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn khiến cho Hùng Tiến gặp lực cản trong thực hiện các tiêu chí XDNTM giai đoạn 2011 – 2015.

 

Nỗ lực từ khó khăn

 

Toàn xã hiện có 5 xóm, 463 hộ và 2262 nhân khẩu phân bố rải rác trên địa bàn. Ông Bùi Văn Tình, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Tiến cho biết: “Đội ngũ cán bộ Ban chỉ đạo, Ban quản lý chưa có kinh nghiệm trong công tác xây dựng NTM, một số chưa nhận thức được nhiệm vụ, trách nhiệm của mình nên bước đầu còn gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như tổ chức thực hiện. Thiếu thốn cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền. Nhận thức của nhiều hộ gia đình còn hạn chế gây khó khăn trong việc hiến đất làm đường giao thông. Cùng với đó là tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ và nhân dân nên chưa có sự chủ động hưởng ứng, tham gia”. Tỷ lệ hộ nghèo của xã tuy giảm mạnh nhưng vẫn còn ở mức cao, năm 2013 là 34%, năm 2014 giảm còn 28,35%, đến năm 2015 còn 22,27% và cơ bản xoá nhà tạm, không còn hộ đói. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông – lâm nghiệp, thu nhập bình quân đầu người tăng không đáng kể, năm 2013 đạt 10,1 triệu đồng, năm 2014 là 10,7 triệu đồng, năm 2015 tăng 11,5 triệu đồng. Cơ sở hạ tầng về nhiều mặt chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Đội ngũ CBCC đạt chuẩn và trên chuẩn mới ở mức 81%, còn lại 19% cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn.

 

Khắc phục những khó khăn đó, chính quyền địa phương phối kết hợp với các chi bộ tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia XDNTM thông qua giao lưu văn nghệ quần chúng, lồng ghép tuyền truyền trong các buổi họp chi bộ, hội phụ nữ, đoàn thanh niên. Từ đó, phần lớn người dân đã quan tâm và ủng hộ dưới nhiều hình thức như đóng góp bằng tiền mặt, ngày công; riêng năm 2015 nhân dân đã đóng góp được 700 triệu đồng, tăng mạnh so với các năm trước. Xã cũng tổ chức 15 lớp tập huấn chuyển giao KH – KT vào sản xuất cho 14.050 lượt người tham gia. Vận động lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề. Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về XDNTM do huyện, tỉnh tổ chức để nâng cao trình độ, hiểu biết sâu hơn về chương trình và qua đó truyền đạt đầy đủ, chính xác từng nội dung và ý nghĩa đến cho người dân. Hiện xã có 8 chi bộ, 113 đảng viên và luôn giữ vững danh hiệu TSVM trong nhiều năm liên. “Trong 5 năm qua, BCĐ, BQL xã, Ban phát triển của thôn đã phối hợp nhịp nhàng đưa bộ máy quản lý chương trình XDNTM đi vào nề nếp. Bên cạnh đó, nhờ sự liên kết chặt chẽ với các ngành và sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên, xây dựng kế hoạch cho từng năm, từng tiêu chí phấn đấu đã đem lại hiệu quả hiệu rõ rệt. Xã đạt 7/19 tiêu chí XDNTM là: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, thuỷ lợi, điện, bưu điện, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, giáo dục, ANTT xã hội”, ông Tình cho hay.

 

Những nút thắt cần tháo gỡ

 

Bên cạnh những gì đã làm được, Hùng Tiến còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới nếu muốn thay đổi hoàn toàn diện mạo NTM. Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ 31,1% năm 2014 lên 36,9% năm 2015. Trường học đạt chuẩn vẫn ở mức 0%. Tỷ lệ dân sử dụng nước sạch còn ở mức thấp. Chợ được đầu tư xây dựng theo tiêu chí chợ NTM nhưng mới dừng lại ở khung chợ, diện tích còn hạn hẹp, dự kiến hoàn thiện trong năm 2016. Trụ sở UBND xã được xây dựng từ năm 1998 đã xuống cấp và cần được đầu tư xây mới. Chưa có khu trung tâm văn hoá thể thao của xã. Tỷ lệ làng đạt chuẩn văn hoá theo quy định của Bộ VH – TT & DL chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, về tiêu chí giao thông, hệ thống đường giao thông nội đồng chưa được cứng hoá, chủ yếu là đường đất. Hiện mới chỉ có hơn 700m đường liên thôn, rộng 3.5m ở 3 xóm Suối Kho, Bái và Ba Bị. Bà Lê Thị Quyên, Trạm Trưởng trạm y tế xã chia sẻ: “Trạm có 5 y bác sĩ đang trực tiếp làm việc, hiện cơ sở hạ tầng của trạm đã xuống cấp nên không thể đáp ứng tiêu chí về Y tế ( chuẩn mức độ 2). Trần nhà bị dột; số buồng phòng không đủ nên phải tích hợp phòng làm việc; có 4 giường bệnh nhưng chỉ 3 giường được xếp vào phòng bệnh nhân và 1 giường đặt ngoài hành lang, nguyên nhân là do diện tích phòng bệnh quá hẹp; hiện trạm đang thiếu 1 y sĩ đông y, 1 nữ hộ sinh; trang thiết bị còn thiếu thốn như máy điện tim, máy sinh hoá, máy siêu âm,… khiến cho công tác khám chữa bệnh cho người dân gặp nhiều khó khăn.”

 

Từ những vướng mắc trên, đồng chí Phó Chủ tịch xã khẳng định: “Trong giai đoạn 2016 – 2020, xã sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung về XDNTM, phấn đấu đến năm 2020 đạt 17 tiêu chí. Xây dựng mục tiêu cụ thể hơn cho từng tiêu chí. Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về XDNTM trong dân. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo. Tiếp tục triển khai xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung, úng dụng KH-KT vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, tiếp tục kiện toàn về hệ thống chính trị và nâng cao năng lực, nhận thức cho đội ngũ cán bộ. Kết hợp với huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính”. Mong rằng, đây sẽ là hướng đi đúng của Hùng Tiến trong công cuộc xây dựng NTM.

 

 

 

                                                                           Thanh Sơn (CTV)

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục