Đường Thịnh Lang đưa vào khai thác tạo nét văn minh cho hạ tầng TP Hòa Bình.

Đường Thịnh Lang đưa vào khai thác tạo nét văn minh cho hạ tầng TP Hòa Bình.

(HBĐT) - Không chỉ những người xa quê, quan khách lâu lâu trở lại, mà ngay cả những công dân thành phố Hòa Bình đều cảm nhận sâu sắc về diện mạo thành phố bên sông Đà đang vươn mình, đổi thay từng ngày. Hiện thực hóa các quy hoạch tổng thể, chi tiết, thành phố đã huy động và quản lý hiệu quả các nguồn lực đầu tư với tổng vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng, tạo nên sự thay đổi vượt bậc về kết cấu hạ tầng mà những năm trước được xem là “nợ” khi được công nhận là đô thị loại III.

 

Thành phố đã cân đối, hài hòa hơn bên dòng sông Đà thơ mộng và bình yên. Nhiều tuyến đường, khu dân cư, trung tâm thương mại được đầu tư đồng bộ, hiện đại mang lại diện mạo mới cho thành phố. Hai bên bờ sông là hệ thống hạ tầng dịch vụ, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn cao cấp... đem lại sự văn minh, sầm uất nhưng cũng rất riêng cho thành phố cửa ngõ Tây Bắc. Hàng hóa đầy ắp, phố phường sôi động, tấp nập người qua lại. Nhiều công trình có ý nghĩa quan trọng được đưa vào khai thác bảo đảm tiến độ, tạo không gian phát triển đô thị cho thành phố như đường Thịnh Lang, Trương Hán Siêu, Trần Quý Cáp, Chi Lăng kéo dài... Hệ thống đường giao thông, công trình phúc lợi, bệnh viện đa khoa, các trạm y tế, điện chiếu sáng, cấp nước, trường lớp học, thiết chế văn hóa được đầu tư tại các phường trung tâm và cả những xã ven đô ngày càng cải thiện, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt cho cán bộ và nhân dân. Thành phố đã thu hút được nguồn vốn ODA thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải; triển khai đầu tư hạ tầng từ Chương trình phát triển đô thị miền núi phía Bắc với tổng vốn đầu tư khoảng 1.280 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ góp phần quan trọng tạo cú huých cho hạ tầng đô thị.

 

Công tác quản lý đô thị, xây dựng cảnh quan kiến trúc theo quy hoạch có chuyển biến mạnh. Những vấn đề bức xúc của đô thị đang được quan tâm giải quyết. Vấn đề rác thải được xử lý căn bản. ý thức xây dựng văn minh đô thị đang trở thành hành động cụ thể của mỗi KDC. Đường phố được gắn tên, gắn biển, vỉa hè được chỉnh trang. Những tuyến phố văn minh, con đường tự quản xuất hiện nhiều hơn trên khắp thành phố. Người dân ngày càng có ý thức xây dựng phố phường xanh, sạch, đẹp. Đó là sự vươn mình trong diện mạo, bao hàm và phản ánh sự đổi mới trong tư duy nhận thức, cách làm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố cùng một lòng xây đắp tương lai. Điều đó được chứng minh cụ thể thông qua việc phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu KT -XH hàng năm, xứng đáng với niềm tin yêu và kỳ vọng của cả tỉnh dành cho thành phố. Kinh tế thành phố chuyển dịch đúng hướng và tích cực. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ đã chiếm tới 93,8%, nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ còn 6,2%. Thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng /người/năm, hộ nghèo còn 1,27%. Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp nằm trong tốp đầu của tỉnh. Nguồn lực đất đai được quản lý và sử dụng hiệu quả. Thành phố là đơn vị đầu tiên hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, chất lượng giáo dục mũi nhọn và toàn diện ở đầu bảng. Hoạt động văn hóa, thể thao phát triển rộng khắp. Các chính sách an sinh xã hội được tổ chức tốt. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm cao... Thành phố có 3/7 xã về đích NTM là Dân Chủ, Sủ Ngòi và Yên Mông, các xã còn lại đã đạt từ 13 - 16 tiêu chí.

 

Thành phố Hòa Bình đang nắm bắt những cơ hội phát triển mới. Hình hài, diện mạo thành phố sẽ phát triển ở một tầm cao mới khi trong tương lai không xa, hàng loạt dự án, công trình trọng điểm như đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình hoàn thành, cầu Hòa Bình 3 qua sông Đà, nâng cấp mở nhiều tuyến đường trọng điểm như đường 70 nối đường Hòa Bình - Phú Thọ, nâng cấp đường thủy nội địa phát triển các bến cảng và du lịch hồ Hòa Bình, dự án trung tâm hành chính thành phố, khu trung tâm Quỳnh Lâm, Công viên Tuổi Trẻ, phát triển hệ thống dịch vụ dọc hai bờ sông Đà... hoàn thành và đưa vào khai thác, tạo những điều kiện cơ bản xây dựng thành phố bên sông Đà trở thành đô thị loại II vào năm 2020.

 

                                                                                                

 

                                                                                       P.V

 

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục