Nông dân xã Địch Giáo (Tân Lạc) đóng góp ngày công kiên cố hóa kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nông dân xã Địch Giáo (Tân Lạc) đóng góp ngày công kiên cố hóa kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

(HBĐT) - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được xem là động lực thúc đẩy phát triển KT -XH, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn. Sau 5 năm thực hiện Chương trình và phong trào thi đua “Tỉnh Hoà Bình chung sức xây dựng NTM” đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tạo động lực để tỉnh tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Với 31 xã về đích NTM, tỉnh ta được đánh giá đứng đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc về thành tích này.

 

Hiệu quả từ công tác tuyên truyền

 

Xóm Sung 2 được xã Địch Giáo (Tân Lạc) chọn làm điểm về xây dựng NTM. Ban phát triển xóm đã phối hợp với các chi hội đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp ngày công, tiền mặt để xây dựng các công trình phúc lợi. 5 năm qua, người dân trong xóm đã hiến  11.500 m2 đất các loại để làm đường nội đồng, nhà văn hoá xóm..., huy động được 820 công và 230 triệu đồng. Đồng chí Bùi Văn Kiêm, Bí thư chi bộ xóm Sung 2 chia sẻ: Nhà nước chủ trương xây dựng NTM là vì muốn cuộc sống của người dân được tốt hơn. Vậy nên chúng tôi góp chút ít tiền bạc, công sức  hay đất đai xây dựng NTM là vì lợi ích chung mà người dân được hưởng lợi.

 

Dường như đó cũng là suy nghĩ của không ít người dân Tân Lạc khi nhận ra, cùng nhau xây dựng NTM là để làm mới, làm đẹp cho chính mình. Bởi khi những con đường đất nhỏ hẹp nắng bụi, mưa bùn được bê tông xi măng; các mô hình sản xuất hiệu quả được hình thành; cơ sở vật chất văn hóa đầy đủ... thì cuộc sống của họ cũng no đủ hơn, vui khỏe hơn.

 

Công tác tuyên truyền, vận động đã tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cho người dân hiểu được vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình CNH -HĐH, đặc biệt giúp người dân hiểu rõ lợi ích của Chương trình xây dựng NTM, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy sự chủ động, sáng tạo trong nhân dân. Sự thay đổi về nhận thức đã kéo theo hành động cụ thể: Người dân tích cực góp công, góp của để xây dựng NTM. Nhiều người hiến cả trăm m2 đất hay dỡ bỏ tường rào, chặt cả vườn cây ăn quả để mở đường rộng hơn, thẳng hơn.

 

Đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN &PTNT, Chánh văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhìn nhận: Từ công tác tuyên truyền thực hiện phong trào, trong 5 năm (2011 - 2015), toàn tỉnh đã huy động nhân dân đóng góp được trên 1.719 tỷ đồng, trong đó đã huy động  1.791.800 ngày công lao động; nhân dân hiến 188, 79 ha đất; ngoài ra, người dân còn đóng góp bằng tiền, vật liệu, máy móc, cải tạo nhà ở, vườn tạp... Tiêu biểu như huyện Tân Lạc đã vận động được 7.121 hộ dân hiến 19, 8 ha đất để làm đường giao thông và các công trình hạ tầng. Hộ ông Bùi Văn Quyết, thôn Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) hiến 149, 5 m2 đất thổ cư, 1.600 m2 đất rừng, 9m tường rào, các loại cây ăn quả lâu năm để làm công trình điện và đường giao thông nông thôn. Hộ ông Quách Văn Khón, xóm Mương, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) hiến 1.500 m2 đất thổ cư để làm đường giao thông nông thôn, trị giá 230 triệu đồng…

 

Thành quả của sự đồng lòng

 

Đây là chương trình tổng thể cả về KT -XH, QP-AN. Thực chất, chương trình giúp người nông dân được thụ hưởng nên đã tạo sự đồng thuận cao, cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đội ngũ cán bộ cơ sở có trách nhiệm hơn, gần gũi và gắn bó với người dân... Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hàng năm, thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng thêm khoảng 2, 5 triệu đồng/ người. Năm 2015 đạt bình quân 18, 2 triệu đồng/người (tăng 1, 67 lần so với năm 2011). Đến nay, 89/191 xã đạt tiêu chí thu nhập, tăng 67 xã so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân khu vực nông thôn giảm khoảng 4,79%/năm; năm 2015 còn 15%, giảm 22,7% so với năm 2011. Đến nay, đã có 81/191 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, tăng 51 xã so với năm 2011.

 

Nhìn lại chặng đường 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, tỉnh ta đã gặt hái nhiều thành quả nổi bật. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình đạt 9.773, 68 tỷ đồng, trong đó 8.084, 2 tỷ đồng để “làm mới” diện mạo nông thôn, đã có 31 xã cán đích NTM. Đến cuối năm 2015, sẽ có thêm 34 xã vùng khó khăn đạt thêm từ 8 tiêu chí trở lên trong giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Kết quả này theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh Nguyễn Văn Dũng chính là nhờ sự nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Đó là động lực để chúng ta tiếp tục thực hiện chương trình ý nghĩa này trong giai đoạn tiếp theo.

 

                               

                                                                                   Đinh Thắng

 

 

 

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục