Nông dân xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn)  đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tăng năng suất lao động.

Nông dân xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tăng năng suất lao động.

(HBĐT) - Văn Nghĩa (Lạc Sơn) là xã diện đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện 15 km, trên trục đường 12 C từ ngã ba Xưa đi huyện Kim Bôi. Nguồn sống chủ yếu của người dân là trồng trọt và chăn nuôi. Xã có tổng diện tích tự nhiên 3.072 ha, trong đó đất lâm nghiệp khoảng 1.300 ha, 300 ha đất nông nghiệp.

 

Dù chưa có đột phá nhưng Văn Nghĩa đang “giã từ” cuộc sống khó khăn, tranh thủ hiệu quả các nguồn lực giúp đỡ và đi lên bằng phát triển nông, lâm nghiệp. Xã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KH-KT và sản xuất nâng cao hiệu quả trồng trọt và chăn nuôi. Diện tích cấy lúa không chắc ăn được chuyển sang cây trồng có giá trị cao hơn như ngô, rau, đậu các loại. Đặc biệt, xã đã thành công và duy trì mô hình trồng mướp đắng, bí đỏ lấy hạt từ nhiều năm nay cho thu nhập gấp nhiều lần lúa. Trung bình có thể trồng 2 vụ/năm, nếu tuân thủ thời vụ tốt 3 vụ/năm. Sản phẩm được bao tiêu ổn định. Thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ha (3 vụ/năm). Hàng năm, người dân có nguồn thu khá ổn định từ mô hình trồng mướp đắng, bí đỏ lấy hạt. Vụ này, cả xã trồng tới 30 ha. Xã đưa mạnh cơ giới hóa vào sản xuất bảo đảm tiến độ và nâng cao hiệu quả, nhất là các xóm có địa hình thuận lợi như Năng, Mới, Che, Đổm, Khu, Đồi... Xã không để đất trống, thế mạnh đất rừng được khai thác tốt. Cả xã khoảng 1.300 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó, chủ yếu là đất rừng sản xuất đã được giao đến hộ, cơ bản được phủ xanh bằng rừng sản xuất. Hàng năm, kinh tế rừng mang lại nguồn thu khá ổn định cho người dân. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Bùi Văn Dính cho biết: Sau 7-8 năm, rừng bắt đầu khai thác cũng đạt doanh thu gần 100 triệu đồng/ha, trừ chi phí, người dân để ra hàng chục triệu đồng.

 

ông Bùi Văn Long, xóm Tre sau nhiều năm đi làm ăn xa đã trở về làm ăn tại quê hương tâm sự: Cuộc sống người dân đã được nâng lên rất nhiều. Nhà văn hóa, trường học, trạm y tế được đầu tư khang trang. Đường giao thông cũng được bê tông hóa. Hệ thống thủy lợi được đầu tư phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất... Người dân có thể sống ổn định, yên tâm lao động sản xuất trên đồng đất quê hương. Những người có sức khỏe có thể đi làm thuê ở ngoài mang về thu nhập khá. Những người không có điều kiện, lao động phổ thông cũng có thu nhập 100.000 - 200.000 đồng/ngày. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết thêm: KT-XH của Văn Nghĩa đã khá hơn nhiều. Xã đã đạt 9 tiêu chí NTM. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng. Hộ nghèo còn 28% (tiêu chí cũ). Tới đây, xã tiếp tục tranh thủ hiệu quả mọi nguồn lực giúp đỡ đầu tư vào hạ tầng điện các xóm Pheo, Sào; phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi các xóm khó khăn, định hướng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn, KH-KT để nâng cao hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi, cải thiện hơn nữa cuộc sống và xây dựng NTM.

 

 

                                                                        

                                                                        Lê Chung

 

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục