Huyện Kim Bôi xác định sản xuất nông nghiệp là nền tảng quan trọng để phát triển KT-XH và tạo sự bền vững cho công cuộc XĐGN (Ảnh: Người dân xã Trung Bì chuyển đổi diện tích cấy lúa bấp bênh sang trồng cây ngô và cây màu đem lại hiệu quả cao).

Huyện Kim Bôi xác định sản xuất nông nghiệp là nền tảng quan trọng để phát triển KT-XH và tạo sự bền vững cho công cuộc XĐGN (Ảnh: Người dân xã Trung Bì chuyển đổi diện tích cấy lúa bấp bênh sang trồng cây ngô và cây màu đem lại hiệu quả cao).

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi đã thực hiện “bước nhảy dài” trong công tác xóa đói- giảm nghèo (XĐGN) khi giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo từ 53,8% năm 2010 xuống còn 18,15% năm 2015 (theo tiêu chí mới), tức là bình quân mỗi năm giảm được 7,1%, bình quân thu nhập đầu người đến năm 2015 đạt 14,38 triệu đồng. Để có kết quả này, huyện đã triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, trong đó, không thể phủ nhận vai trò quan trọng hàng đầu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.

 

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 35% cơ cấu kinh tế của huyện Kim Bôi. Huyện có trên 80% dân số là đồng bào DTTS (chủ yếu là dân tộc Mường) và tỷ lệ lao động làm nông nghiệp cũng rất cao (khoảng 80%), huyện Kim Bôi xác định sản xuất nông nghiệp là nền tảng quan trọng để phát triển KT-XH và tạo sự bền vững cho công cuộc XĐGN. Trong đó, quyết tâm XĐGN bằng chính nội lực của người dân thông qua phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp đã cho thấy hiệu quả thiết thực, mang đến sự thay đổi căn bản trong cả nhận thức và đời sống của đồng bào DTTS.  

Tại Sơn Thủy - xã thuần nông đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi, dấu ấn của sản xuất nông nghiệp chất lượng cao đang hiện hữu ngày càng rõ nét. Xã vốn có diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất ít, bình quân diện tích đất lúa và màu chỉ khoảng 250 m2/người. Những năm trước đây, thu nhập từ nghề nông rất thấp, thu nhập từ các ngành nghề phụ hầu như không có, nông dân chật vật XĐGN nhờ cây lúa và các cây màu truyền thống như ngô, khoai, sắn... Quyết tâm bứt phá thoát nghèo và làm giàu chính đáng ngay tại quê hương, cán bộ và người dân xã Sơn Thủy đã chủ động tìm tòi các mô hình kinh tế mới, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Với sự đồng thuận cao, các mô hình sản xuất được người dân Sơn Thủy nhiệt tình đón nhận và nhân ra diện rộng. Thành công nổi bật nhất là mô hình trồng cây ăn quả với trọng tâm là cây nhãn. Đến nay, người dân đã chuyển đổi hầu hết diện tích lúa và màu bấp bênh, tận dụng cả đất bãi ven suối, đất đồi thấp để trồng nhãn. Diện tích nhãn nói riêng và cây ăn quả nói chung dần phủ khắp xã, đưa xã trở thành vùng cây ăn quả tập trung chất lượng cao của huyện Kim Bôi. Với mức thu nhập bình quân từ 250 - 300 triệu đồng/ha/vụ nhãn, nhiều hộ nông dân ở Sơn Thủy đã có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, diện mạo nông nghiệp,  nông dân, nông thôn  dần khởi sắc.  

Cũng như Sơn Thủy, một số xã trên địa bàn huyện Kim Bôi đã tích cực nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nhờ đó đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận trong công cuộc XĐGN và phát triển KT-XH địa phương. Vài năm lại đây, trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị cao như vùng trồng nhãn tại các xã: Sơn Thủy, Vĩnh Tiến, Tú Sơn...; vùng trồng cây ăn quả có múi tại các xã: Kim Bôi, Mỵ Hòa, Nam Thượng, Sào Báy...; vùng trồng mía nguyên liệu tại các xã: Sào Báy, Nam Thượng, Đú Sáng...; vùng trồng ngô tại các xã: Trung Bì, Kim Bình... Cùng với nỗ lực phát triển các vùng thâm canh chất lượng cao, Kim Bôi trở thành huyện điển hình của tỉnh khai thác tốt lợi thế trong sản xuất nông nghiệp. Thống kê trong 5 năm (2010 - 2015), toàn huyện đã chuyển  hơn 1.000 ha vườn tạp, cấy lúa bấp bênh sang trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Những chuyển biến mạnh mẽ và phù hợp trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao mức thu nhập cho nông dân địa phương, tạo nền tảng vững chắc để Kim Bôi thực hiện giảm nghèo bền vững và đạt được những mục tiêu quan trọng trong phát triển KT-XH.  

                                                             

                                                                                     Thu Trang

 

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục