Cán bộ, nhân viên Agribank Chi nhánh huyện Lạc Thủy  không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Cán bộ, nhân viên Agribank Chi nhánh huyện Lạc Thủy không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Agribank Hòa Bình đã có bước tăng trưởng đáng kể với tổng dư nợ đạt trên 6.290 tỷ đồng, tăng 1,2% so với đầu năm. Trong thời gian tới, chi nhánh đề ra mục tiêu tiếp tục đáp ứng tối đa yêu cầu về vốn cho xã hội, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất, nhất là trong thời kỳ đất nước trên đà đổi mới, hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

 

Trao đổi với đồng chí Phạm Kiên Cường, Giám đốc Agribank Hòa Bình được biết, nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh hiện nay là tiếp tục kế thừa những thành quả đã đạt được trong những năm qua và đặt ra chỉ tiêu kế hoạch trong thời gian tới.

 

Xét về thực tế, Agribank Hòa Bình là ngân hàng chủ lực, chiếm gần 50% tổng dư nợ cho vay trên toàn tỉnh, góp phần tạo điều kiện cho hàng ngàn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân vùng khó khăn có đủ nguồn vốn thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống sinh hoạt.

 

Đánh giá về tăng trưởng tín dụng thời gian vừa qua, Giám đốc chi nhánh - ông Phạm Kiên Cường cho biết thêm: Liên tục trong nhiều năm qua, Chi nhánh đã triển khai đầy đủ các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng cũng như các văn bản của ngành. Đồng thời, kiên trì thực hiện bám sát định hướng phát triển KT-XH của tỉnh và chỉ đạo của Agribank Việt Nam trong từng thời điểm nên kết quả hoạt động của Agribank Hòa Bình đã có những tăng trưởng đáng mừng. Đến cuối tháng 3/2016 với những nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống, Agribank Hòa Bình đã huy động vốn trên 4.770 tỷ đồng, tăng 172 tỷ đồng so với đầu năm và tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ tính đến cuối tháng 3 đạt 6.291 tỷ đồng, tăng 75 tỷ đồng, tương đương 1,2% so với đầu năm. Trong đó, riêng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên toàn địa bàn đạt 5.900 tỷ đồng, tăng 1,3% so đầu năm, chiếm tỷ trọng 94%/tổng dư nợ.

 

Bên cạnh sự tăng trưởng tín dụng cả về huy động cũng như dư nợ vay vốn thúc đẩy SX-KD, Agribank Hòa Bình còn đẩy mạnh phát triển nhiều loại sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như các loại dịch vụ: thanh toán trong nước, quốc tế, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thẻ, Mobile Banking, bảo hiểm, ngân quỹ, kinh doanh ngoại hối... Nhờ đó, trong quý I, các dịch vụ của chi nhánh đạt doanh thu gần 6,3 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ, đạt 20,4% kế hoạch năm 2016.

 

Hiện tại, số khách hàng có quan hệ tín dụng với Agribank Hòa Bình trên toàn tỉnh gần 52.500 khách hàng. Trong thời gian tới, chi nhánh sẽ chủ động tìm kiếm khách hàng, nhất là các khách hàng có tiềm năng đẩy mạnh đầu tư nguồn vốn với tốc dộ tăng trưởng dư nợ trên dưới 20% mỗi năm. Để thực hiện được kế hoạch tăng trưởng đó, Agribank Hòa Bình sẽ tiếp tục ưu tiên vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo tăng trưởng tín dụng gắn với phát triển các sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng tín dụng với tăng trưởng nguồn vốn.

 

 

 

                                                           Hồng Trung

Các tin khác


Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục