Người dân đến giao dịch với cán bộ NHCSXH  tại điểm giao dịch xã Yên Mông, TP Hòa Bình.

Người dân đến giao dịch với cán bộ NHCSXH tại điểm giao dịch xã Yên Mông, TP Hòa Bình.

(HBĐT) - Một trong khó khăn lớn nhất của người nông dân xã Yên Mông trong quá trình xóa đói - giảm nghèo, vươn lên làm giàu là thiếu vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh... Xác định rõ điều đó, những năm qua, TP Hòa Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhiều hộ nông dân nghèo được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi. Có vốn, được hỗ trợ chuyển giao KH-KT nên hàng trăm hộ dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

 

Có mặt tại buổi giao dịch xã Yên Mông mới thấy được nhu cầu cần vốn phát triển kinh tế của bà con nơi đây. Ngoài giao dịch thu gốc và lãi định kỳ, NHCSXH còn giải ngân 262 triệu đồng của 4 chương trình tín dụng là cho vay hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, chương trình NS&VSMT và giải quyết việc làm cho 13 hộ. Từ sáng sớm, các hộ được vay vốn đã có mặt tại trụ sở UBND xã. Gia đình chị Nguyễn Thị Đào, xóm Bún có 3 khẩu, kinh tế chủ yếu dựa vào 2.000 m2 ruộng 1 năm gieo trồng được 2 vụ lúa, 1 vụ ngô. Mỗi năm cũng chỉ cho thu 5 tạ thóc, 3 tạ ngô. Ngoài ra, gia đình còn nuôi 2 con trâu và lợn, gà. Tuy không phải hộ nghèo nhưng thu nhập của gia đình chị cũng chỉ gọi là đủ ăn. Năm 2014, gia đình chị được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, được vay 12 triệu đồng từ chương trình NS& VSMT đầu tư xây dựng bể nước, làm nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn nâng cao chất lượng cuộc sống. Hôm nay, chị được vay tiếp 20 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm. Với số tiền này, chị Đào dự định đầu tư nuôi trâu.  

Hiện tại xã Yên Mông thực hiện 9 chương trình tín dụng chính sách với dư nợ trên 12,3 tỷ đồng với 559 hộ còn dư nợ. Xã có 14 tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét các hộ đủ điều kiện vay vốn và giám sát việc sử dụng vốn của các hộ vay. Để các nguồn vốn vay phát huy được tính hiệu quả, những năm qua, NHCSXH TP Hòa Bình đã phối hợp với các đoàn thể, chính quyền rà soát các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách có nhu cầu vay vốn để giải ngân kịp thời, đúng đối tượng. Ngoài tổ chức cho nguời dân vay vốn phát triển kinh tế, TP Hòa Bình còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KH-KT vào sản xuất. Đồng thời, vận động ngu?i dân tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn để trang bị kiến thức, kỹ năng sản xuất đạt hiệu quả cao. Nhờ được bồi dưỡng kiến thức cùng với thuận lợi trong bố trí nguồn vốn vay đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, chăn nuôi, vườn rừng, vườn đồi...  

Đánh giá về tầm quan trọng của nguồn vốn ưu đãi trên địa bàn, Chủ tịch UBND xã Yên Mông Hà Văn Thiểm cho biết: Nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đã cơ bản giải quyết được yêu cầu bức thiết nhất của người nghèo. Vì vậy, sau khi được vay vốn, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi mô hình sản xuất, sử dụng vốn có hiệu quả vào phát triển kinh tế gia đình theo các mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, trồng rừng, trồng cây ăn quả, phát triển kinh doanh, dịch vụ, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống gia đình và trả nợ vốn vay đúng hạn. Ngoài ra, từ nguồn vốn vay ưu đãi còn tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, mỗi năm giúp hàng trăm hộ thoát nghèo, cải thiện về nhà ở, nhiều HS-SV có điều kiện để học tập. Vốn ưu đãi thực sự là “bà d?” cho người nghèo có ý chí vượt khó vươn lên. Đến hết năm 2015, xã còn 9 hộ nghèo, chiếm 1,07%, thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng. Mới đây, qua rà soát theo phương pháp đa chiều, xã còn 35 hộ nghèo, chiếm 4,2% và 4 hộ cận nghèo. Xã phấn đấu hết năm nay tăng thu nhập bình quân đầu người lên 36 triệu đồng.

 

                                                                   Hải Linh  

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc.
Không có hình ảnh
Người Mông xã Pà Cò bán đào tại đỉnh Cun, xã Thu Phong (Cao Phong).

Đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án giao thông trọng điểm

(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại phiên họp lần thứ 13 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

Sở Công Thương kỷ niệm 65 năm ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất

(HBĐT) - Ngày 13/5, Sở Công Thương đã tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951 – 14/5/2016) và đón nhân Huân chương Lao động hạng nhất. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành qua các thời kỳ, lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh và CBCCVC-LĐ ngành Công thương.

Thu ngân sách huyện đạt trên 71 tỉ đồng

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, huyện Kỳ Sơn tăng cường công tác quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ chi kịp thời theo dự toán. Quý I, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 8.539 triệu đồng, bằng 23,7% dự toán giao. Tổng thu ngân sách huyện đạt 71.226 triệu đồng, bằng 31,2% dự toán giao.

Kim Bình nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

(HBĐT) - Cùng với các xã khác trong tỉnh, trong 5 năm (2011 - 2015), xã Kim Bình (Kim Bôi) đã dồn sức, dồn lực, huy động mọi nguồn đầu tư, ủng hộ thực hiện đề án xây dựng NTM trên địa bàn. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, chính quyền các cấp, sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, đến nay, xã có 19 tiêu chí đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia.

Nông dân xóm Dệ 2 làm giàu từ cây cà chua

(HBĐT) - Mấy năm lại đây, bà con xóm Dệ 2, xã Bắc Phong (Cao Phong) phấn khởi vì cuộc sống đã bớt khó khăn, từng bước vươn lên làm giàu. Được như vậy là do bà con nông dân đã chuyển diện tích vườn tạp sang trồng cà chua, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Lúc đầu do không có vốn nên cây cà chua trồng nhỏ lẻ ở một số gia đình. Năm 2012, Hội LHPN huyện Cao Phong đầu tư trực tiếp phân bón đến từng hộ trồng cà chua, góp phần nhân rộng mô hình trong xóm Dệ 2. Hiện tại, diện tích trồng cà chua của xóm có 4,5 ha với 15 hộ tham gia trồng các giống cà chua nhót, cà chua gieo và cà chua ghép. Kỹ thuật chăm sóc khá đơn giản, khi trồng chỉ cần cho phân chuồng đã ủ hoai mục, cây lớn lên bón phân hữu cơ. Tốn công sức nhất là khâu bắc giàn, nếu không, khi có quả, cây cà chua sẽ bị gãy cành. 1 năm có thể trồng 3 - 4 vụ cà chua.

Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế từ ngày 1/7/2016

(HBĐT) - Ngày 6/4/2016, QH khoá XIII đã ban hành Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục