Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) có 16 ha bưởi ở 3 xóm Tân Sơn, Cha và Trúc Sơn.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) có 16 ha bưởi ở 3 xóm Tân Sơn, Cha và Trúc Sơn.

(HBĐT) - Là xã còn nhiều khó khăn của huyện Đà Bắc, bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng NTM (giai đoạn 2011 - 2015) xã mới đạt 3 tiêu chí. Qua 5 năm, nhờ sự nỗ lực, đồng lòng của cán bộ và nhân dân, xã Toàn Sơn đạt 13 tiêu chí xây dựng NTM. Đời sống của nhân dân từng bước ổn định.

 

Toàn xã có 5 xóm, 600 hộ, 2.300 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao chiếm 46%. Qua 5 năm xây dựng NTM, diện mạo của xã đã thay đổi. Nhận thức của người dân về lợi ích xây dựng NTM được nâng cao nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động. Xác định vấn đề giao thông là nhiệm vụ trọng tâm, từ năm 2011 đến nay, người dân đã hiến 30 ha đất sản xuất, đóng góp hơn 500 triệu đồng và hàng nghìn ngày công lao động. Đó là minh chứng rõ nét cho sự chuyển biến về nhận thức của người dân cũng như hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động của xã.

 

Hiện, hệ thống đường giao thông của xã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hoá của người dân. 100% đường liên thôn và 40% đường nội đồng đã được cứng hoá, giúp bà con thuận tiện đi lại, đặc biệt là vào mùa mưa. 100% hộ sử dụng điện thường xuyên. 85% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Có 4/5 xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, 85% hộ đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”. Xã có 38,5% lao động đã qua đào tạo nghề...

 

Cùng với đó, Toàn Sơn thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả và sáng tạo. Đó là đã chuyển đổi các loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng xóm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trước năm 2011, xã chủ yếu trồng lúa cạn (50 ha) và lúa nước (8 ha). Từ năm 2011 đến nay, xã xoá bỏ diện tích lúa chuyển sang trồng cây màu và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích gieo trồng năm 2015 đạt 783,7 ha, trong đó, diện tích trồng màu có 595 ha ngô đồi và ngô bãi, 104 ha sắn, 5 ha dong riềng, gần 8 ha khoai sọ, 6 ha lạc, 3,7 ha đậu tương và 2 ha gừng. Riêng xóm Rãnh đã chuyển đổi hơn 30 ha mía tím sang mía trắng. Tận dụng đặc thù có mặt nước hồ để phát triển nuôi thuỷ sản, xóm Phủ hiện có 33 lồng cá, dự kiến cuối năm nay tăng lên 50 lồng. Đặc biệt, với lợi thế có bưa bãi bằng, 3 xóm Tân Sơn, Cha và Trúc Sơn đã tập trung trồng 16 ha bưởi. Qua đó, đem lại thu nhập ổn định cho bà con, góp phần vào XĐ-GN. Từ năm 2011 đến nay, thu nhập bình đầu người của xã tăng mạnh từ 11 triệu đồng/năm lên 18 triệu đồng/ năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 51% xuống còn 26%.

 

Chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng NTM, đồng chí Đặng Thái Sơn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trước tiên, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để đội ngũ CB, ĐV và nhân dân nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng NTM. Cần xác định đây là chương trình phát triển KT-XH tổng thể, lâu dài trong nông thôn. Phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân; các cấp uỷ, chính quyền và Ban chỉ đạo cần xây dựng kế hoạch cụ thể và chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện. Xây dựng quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, thành viên; có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh dập khuôn, máy móc. Xã đã phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai, minh bạch, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh những thiếu xót và tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân; huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM. Toàn Sơn phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành 19 tiêu chí NTM.

 

 

 

                                                           Thanh Sơn

                                                             (CTV)

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục