Xã Tiền Phong (Đà Bắc) phát triển nghề nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xã Tiền Phong (Đà Bắc) phát triển nghề nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Ngay từ những tháng đầu năm 2016, trên địa bàn huyện Đà Bắc liên tục xảy ra tình trạng thời tiết xấu. Vào đầu vụ chiêm - xuân, hạn hán xảy ra nghiêm trọng. Trước đó, các đợt giá rét khiến cho chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và đời sống của bà con hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với những nỗ lực của các cấp chính quyền, nhân dân trên địa bàn, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi..., trên dịa bàn vẫn đạt được kết quả nhất định.

 

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc Xa Đức Hiền, vượt qua khó khăn về thời tiết bất lợi, các cấp chính quyền của huyện đã chỉ đạo phát triển mạnh nông nghiệp và phát triển nông thôn. Toàn huyện đạt tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ chiêm - xuân gần 9.472 ha, so cùng kỳ đạt 102%. Trong đó, lúa nước gần 963 ha, năng suất ước đạt gần 56,4 tạ/ha, sản lượng ước đạt 5.425 tấn; cây ngô trên 4.902 ha, so với cùng đạt 104%, năng suất ước đạt 48,75 tạ/ha, sản lượng ước đạt 23.899 tấn; cây sắn 2.621 ha, so cùng kỳ đạt 107%. Ngoài ra, dong riềng 541,2 ha, mía 39,87 ha, rau các loại 158,7 ha. Nhìn chung các cây trồng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

 

Thống kê trong 6 tháng, tổng sản lượng lương thực cây có hạt vụ chiêm - xuân trên địa bàn ước đạt 29.324 tấn, bằng 73% kế hoạch năm, so cùng kỳ đạt 106%. Để đưa các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, huyện Đà Bắc còn triển khai trồng 48,43 ha cây chanh leo thuộc Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 tại xã Đoàn Kết.

 

Công tác dự tính, dự báo, điều tra,   phát hiện và chỉ đạo biện pháp phòng trừ sâu bệnh được thực hiện tốt. Tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng có tỷ lệ gây  hại thấp, các loại sâu, bệnh đã được phát hiện và xử lý kịp thời, không để lây lan ra diện rộng.

 

Chăn nuôi và thú y, thủy sản cũng được huyện tập trung phát triển. Hiện tại, toàn huyện có tổng đàn trâu 8.540 con, đàn bò 7.468 con, đàn lợn 16.780 con và đàn gia cầm 176.710 con. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tương đối ổn định.

 

Các hoạt động khuyến nông - khuyến lâm giúp bà con nông dân từng bước thay đổi phương thức canh tác, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, hiệu quả các loại cây trồng, vật nuôi, tăng thu thập.

 

Trong sản xuất lâm nghiệp, các dự án và doanh nghiệp trồng được 253 ha, nhân dân tự trồng 182 ha. Đà Bắc đã xây dựng được vườn giống cây lâm nghiệp như: cây song mật và cây mỡ tại 2 xã Tân Pheo, Giáp Đắt.

 

Đối với phong trào xây dựng NTM, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành tái cơ cấu ngành NN&PTNT huyện và cấp xã. Đồng thời, ban hành kế hoạch thực hiện: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững đến năm 2020; chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Đặc biệt, trong phong trào thi đua “Đà Bắc chung sức xây dựng NTM” tiếp tục được huyện đẩy mạnh gắn với tập trung chỉ đạo thực hiện các tiêu chí và các dự án trên cơ sở lồng ghép, quản lý có hiệu quả các nguồn lực và quy hoạch NTM.

 

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Xa Đức Hiền, trong 6 tháng cuối năm, Đà Bắc sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng tiến bộ KHCN, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm an ninh lương thực, phát triển bền vững  và gắn với xây dựng NTM. Đồng thời khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhân rộng mô hình sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người nông dân...

 

 

                                                                       H.T

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục